Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được xem là một trong những biện pháp bảo đảm thường được lựa chọn trong các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại. Dưới đây là mẫu thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng mới nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng mới nhất hiện nay:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 292 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đó là bảo lãnh. Theo đó có thể nói, bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Căn cứ theo quy định tại Điều 335 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về bảo lãnh. Cụ thể như sau:
– Bảo lãnh làm việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
– Bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng và không có đầy đủ điều kiện để có thể thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đó.
Vì vậy trong một số trường hợp, các giao dịch dân sự có áp dụng biện pháp bảo lãnh diễn ra vô cùng phổ biến và rộng rãi. Dưới đây là mẫu thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật:
MẪU THƯ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
…, ngày … tháng … năm …
Kính gửi: … (sau đây gọi là chủ đầu tư)
– Theo đề nghị của … (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu … và cam kết sẽ ký kết hợp đồng xây lắp cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng);
– Theo quy định trong hợp đồng, nhà thầu phải nộp cho chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng.
Chúng tôi, … ở … có trụ sở đăng ký tại …(sau đây gọi là “ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu với số tiền là … Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn … như đã nêu trên, khi có văn bản của chủ đầu tư thông báo Nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày … tháng … năm …
Đại diện hợp pháp của ngân hàng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tuy nhiên, cần phải lưu ý trong quá trình soạn thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng như sau:
– Chỉ được áp dụng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng và các tổ chức tài chính;
– Nếu như các ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký ban đầu thì mới cấp giấy bảo lãnh, thì bên mời thầu sẽ phải có trách nhiệm báo cáo với chủ đầu tư để xem xét và ra quyết định. Trong trường hợp này, có thể được ghi nhận trong thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng như sau: “Theo đề nghị của … (ghi đầy đủ tên nhà thầu) là nhà thầu trúng gói thầu … (ghi đầy đủ tên của gói thầu) đã tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng số … (ghi số hợp đồng) vào ngày … tháng … năm … (sau đây còn được gọi là hợp đồng);
– Về địa chỉ của ngân hàng, cần phải ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, email liên hệ;
– Cần phải ghi rõ thời gian phù hợp với yêu cầu theo quy định và theo thỏa thuận của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh.
2. Nội dung cơ bản của thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào về vấn đề nội dung cơ bản của mẫu thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Trong mỗi trường hợp khác nhau thì nội dung và thông tin của hợp đồng là khác nhau, vì vậy mẫu thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn cần phải tuân thủ theo một số nội dung cơ bản sau:
– Tiêu đề của hợp đồng, ngày tháng năm ghi nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
– Thông tin cơ bản của các bên có liên quan, nội dung đề nghị bên bảo lãnh về việc thực hiện hợp đồng, số ký hiệu của hợp đồng;
– Nội dung bảo lãnh, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bảo lãnh;
– Cam kết thực hiện hợp đồng, thời hạn thực hiện bảo lãnh, cơ sở pháp lý và chữ ký của các bên.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 343 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về việc chấm dứt bảo lãnh hợp đồng. Theo đó, bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ chấm dứt trong một số trường hợp cơ bản sau:
– Chấm dứt thỏa thuận. Thực hiện trong trường hợp tất cả các bên hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm với bên nhận bảo lãnh. Ngoài ra thì chấm dứt bảo lãnh còn có thể được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên. Về cơ bản thì có thể nói, biện pháp bảo lãnh luôn luôn phát sinh đồng thời cùng với nghĩa vụ. Vì vậy cho nên, nếu như hợp đồng không còn hiệu lực thì hợp đồng bảo lãnh cũng sẽ không còn hiệu lực theo, tức là hợp đồng bảo lãnh cũng sẽ tự động chấm dứt;
– Thay thế bằng biện pháp bảo lãnh mới, tức là nếu như các bên tham gia thống nhất đồng tình quan điểm hủy bỏ hợp đồng, nghĩa vụ bảo lãnh đối với hợp đồng đó cũng sẽ không còn. Khi đó thì biện pháp bảo lĩnh cũ có thể sẽ được thay thế bằng biện pháp bảo lãnh mới theo sự thỏa thuận của các bên;
– Bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Nếu như bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì trách nhiệm bảo lãnh trong trường hợp này sẽ chấm dứt;
– Các bên đồng thuận chấm dứt bảo lãnh. Tức là các bên có thể thỏa thuận để đi đến thống nhất chấm dứt bảo lãnh, mọi sự thỏa thuận của các bên cần phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng tự do trao đổi, không bên nào bị ép buộc.
3. Nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có quy định về nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh. Theo đó nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh sẽ phát sinh khi bên được bảo lãnh thực hiện những hành vi sau:
– Không thực hiện nghĩa vụ theo đúng thời hạn thỏa thuận;
– Không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo như sự thỏa thuận;
– Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình;
– Thực hiện không đúng với nội dung của nghĩa vụ;
– Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trên thực tế.
Trường hợp có căn cứ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, theo quy định của pháp luật thì bên nhận bảo lãnh sẽ cần phải thông báo cho bên bảo lãnh biết để có thể thực hiện nghĩa vụ, bên bảo lãnh sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ này trong khoảng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu như các bên không có thoả thuận về thời hạn thì bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện trong thời gian hợp lý. Đối với các nghĩa vụ không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện. Khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh sẽ cần phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết về điều đó. Vì vậy, bảo lãnh là một trong những biện pháp giúp nâng cao niềm tin của các bên, tiết kiệm thời gian đàm phán trong quá trình ký kết hợp đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.