Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang là mối quan tâm của nhà nước và cần sự phối hợp thực hiện của các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng. Luật Thủy sản năm 2017 ra đời đã ghi nhận vai trò của "Tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (sau đây gọi là tổ chức cộng đồng)".
Mục lục bài viết
1. Thông tin về tổ chức cộng đồng là gì?
Khi nghiên cứu về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cũng như dựa trên quá trình tìm hiểu các tài liệu khoa học, tác giả nhân thấy Quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải được xây dựng và thực hiện trên 3 nguyên tắc cơ bản là :
(i) Duy trì khai thác nhưng không làm tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sinh vật
(ii) Tái tạo, phục hồi, khắc phục tình trạng suy giảm nguồn lợi và chất lượng môi trường sống của các loài thủy sinh vật do chính con người và các nguyên nhân khác gây ra, và
(iii) Đảm bảo sự phân phối hài hòa các lợi ích mà nguồn lợi và các thành phần khác của môi trường thiên nhiên mang lại cho con người.
Trong quá trình khai thác thủy sản, việc khai thác phải đảm bảo thực hiện 3 mục tiêu cơ bản đối với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật, đó là:
– Khai thác nhưng không làm tổn hại đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật;
– Đảm bảo phân chia hài hòa lợi ích mà thiên nhiên mang lại cho con người, trước hết giữa các đối tượng tham gia khai thác, sử dụng nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật;
– Bảo tồn, phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, các hệ sinh thái đã bị chính hoạt động của con người tàn phá, hủy hoại.
Khái niệm tổ chức cộng đồng hay nói rõ hơn là tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản được giải thích tại Khoản 5 Điều 3 Luật Thủy sản là “tổ chức do các thành viên tự nguyện tham gia, cùng nhau quản lý, chia sẻ lợi ích, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực địa lý xác định, có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền tham gia đồng quản lý.”. Như vậy, trong khái niệm này chỉ rõ rằng, tổ chức cộng đồng phải dược cơ quan nhà nước thẩm quyền công nhận và giao quyền tham gia đồng quản lý, đây được coi là sự cộng nhân của nhà nước về mặt pháp lý, theo đó, để được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì tổ chức này phải thỏa mãn các điều kiện tại khoản 1, Điều 10 Luật Thủy sản, bao gồm:
– Thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và được hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó;
– Đăng ký tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một khu vực địa lý xác định chưa được giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân khác;
– Có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.
Thông tin về tổ chức công đồng (biểu mẫu) là văn bản do tổ chức cộng đồng lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận với nội dung cơ bản là thông tin chung về tổ chức cộng đồng, thông tin về người đại diện của tổ chức công đồng và thông tin về các thành viên của tổ chức cộng đồng.
Thông tin về tổ chức công đồng là văn bản, giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng cùng như trong hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng, điều này phần nào chứng tỏ được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của văn bản này. Mẫu thông tin là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được tình hình, thông tin sơ bộ về tổ chức cộng đồng, về khả năng, năng lực trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đưa ra các đánh giá và quyết định công nhận và giao quyền quản lý. Bản chất của thông tin chỉ mang tính chất khách quan, thực tế, phải phản ánh được những nội dung theo đúng mẫu đã được Chính phủ ban hành.
Nếu đã cho phép sự ra đời của tổ chức cộng đồng thì việc quy định về quyền và nghĩa vụ với họ là điều hoàn toàn cần thiết, quyền và nghĩa vụ này gắn với chức năng cốt lõi trong quá trình thực hiện bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà theo đó, tại Khoản 5, Khoản 6, Điều 10 Luật Thủy sản quy định rằng:
Tổ chức cộng đồng có quyền sau đây:
– Tổ chức, quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý;
– Thực hiện tuần tra, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quyền quản lý; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;
– Ngăn chặn hành vi vi phạm trong khu vực được giao quyền quản lý theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
– Được tham vấn đối với dự án, hoạt động có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái hoặc nguồn lợi thủy sản trong khu vực được giao quản lý;
– Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
– Thành lập quỹ cộng đồng.
Tổ chức cộng đồng có trách nhiệm sau đây:
– Thực hiện đúng các nội dung được ghi trong quyết định công nhận và giao quyền quản lý
– Chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động thủy sản; việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tuần tra, kiểm tra, thanh tra, điều tra, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm trong khu vực được giao;
– Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức cộng đồng theo quy định.
Quy định tại Điều 10 Luật Thủy sản đã được hướng dẫn cụ thể hơn tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP, trong đó quy định đầy đủ hơn về trình tự, thủ tục công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức công động. Quá trình đó phát sinh dựa trên nguyện vọng được thể hiện qua hồ sơ đề nghị của tổ chức cộng đồng và được cơ quan có thẩm quyền công nhận, điều đó nhằm giúp cho sự ra đời của tổ chức này thực sự hiệu quả khi họ phải thực sự có năng lực thì mới thực hiện thủ tục đề nghị công nhận.
2. Mẫu thông tin về tổ chức cộng đồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
1. Thông tin của tổ chức cộng đồng:
– Tên tổ chức cộng đồng: …………
– Tổ chức cộng đồng được thành lập theo Quyết định số …. ngày ……. tháng ……. năm ……… (nếu có)
– Số lượng thành viên: ……………
– Thành phần tham gia tổ chức cộng đồng: ………
2. Thông tin người đại diện của tổ chức cộng đồng (Đối với trường hợp đề nghị thay đổi người đại diện của tổ chức cộng đồng):
– Họ và tên: …… Giới tính: …..
– Ngày tháng năm sinh: ……. Dân tộc: ……. Quốc tịch: …
– Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân: ……
– Nghề nghiệp: …………
– Chỗ ở hiện tại: …………
– Số điện thoại liên hệ: …………
3. Danh sách thành viên tổ chức cộng đồng:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Số người trong hộ làm nghề liên quan đến TS | Chỗ ở hiện tại | Khai thác thủy sản | Nuôi trồng thủy sản | Nghề khác | |||||||||
Số ĐK tàu cá | Chiều dài tàu cá (m) | Nghề khai thác TS | Ngư trường khai thác chính | Nguồn thu nhập (chính/ phụ) | Khu vực nuôi | Diện tích nuôi | Đối tượng nuôi | Hình thức nuôi | Nguồn thu nhập (chính/ phụ) | Tên nghề | Nguồn thu nhập (chính/ phụ) | |||||
A | Thành viên là hộ gia đình | |||||||||||||||
B | Thành viên là cá nhân | |||||||||||||||
NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
3. Hướng dẫn mẫu thông tin về tổ chức cộng đồng:
Nhìn chung, mẫu thông tin về tổ chức cộng đồng khá đơn giản, bởi người lập thông tin chỉ cần căn cứ vào các tài liệu, giấy tờ mà tổ chức cộng đồng có để ghi các thông tin của tổ chức mình, của người địa diện, cung như các thành viên trong tổ chức cộng đồng. Điều quan trọng là người lập phải ghi thông tin khách quan, đúng sự thật, minh bạch, rõ ràng, không tẩy xóa và phải được ủy ban nhân dân xã xác nhận.
Về hình thức, mẫu phải đảm bảo bố cục theo đúng mẫu do Chính phủ ban hành, sử dụng một phông chữ và một màu chữ, không tẩy xóa, có thể viết tay hoặc đánh máy.
Văn bản cùng với các giấy tờ khác trong hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn quản lý;
– Việc công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiệp thương quyết định.
Cơ sở pháp lý
Luật Thủy sản năm 2017
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản