Học sinh sinh viên nội trú, ngoại trú khi tham gia vào quá trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên thì phải được quản lý thông qua mẫu thống kê theo quy định. Vậy mẫu thống kê công tác học sinh sinh viên nội trú, ngoại trú có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thống kê công tác học sinh sinh viên nội trú, ngoại trú:
Hiện nay để quản lý được các vấn đề liên quan đến học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú thì trường học sẽ phải sử dụng đến mẫu bản thống kê được lập ra để thống kê về công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú. Mẫu được ban hành theo Quyết định 58/2007/QĐ-BGDĐT, với nội dung cụ thể dưới đây:
Mẫu M8.1.
Thống kê về công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú
1. Tổng số HS, SV trong năm học ……… là ………., trong đó:
– Số HS, SV có điều kiện ăn học : ……….
– Số HS, SV cố gắng để theo học: ……..
– Số HS, SV quá khó khăn: ……….
2. Số HS, SV hiện đang ở nội trú chiếm ………% tổng số có nhu cầu
– Bình quân nơi ở HS, SV ……../1 HS, SV
– Khu tắm, xí, tiểu tiện chỉ đạt …….. % theo quy định (TC 34-69) so với năm học trước ….tăng lên …..%
3. Số HS, SV hiện đang ở ngoại trú chiếm ………% tổng số có nhu cầu
4. Về bữa ăn của HS, SV:
– ……. % do tổ chức tư nhân phục vụ
– …….. % do tập thể của trường phục vụ
– Mức ăn thấp nhất ……… đ/tháng.
– Mức cao nhất ……. đ/tháng
– Nước sinh hoạt bình quân …….. lít/ngày/người
– Nước uống: ………..
– Điện: ……..
5. Số ký túc xá có HS,SV mê tín (bói toán, thờ cúng) chiếm ……… %
6. Số HS, SV nghiện thuốc lá chiếm …….. %
7. Số HS, SV uống rượu chiếm …….. %
8. Số HS, SV nghiện ma tuý chiếm: …….. %
9. Số HS, SV đi làm thuê ngoài giờ các tiệm, nhà hàng lấy tiền ăn học chiếm ……. %
10. Tổng số HS, SV không tham gia (mê tín, nghiện thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma tuý, đi làm thêm) chiếm …….. %
11. Các bệnh tật khi khám tuyển:
– Bệnh da liễu : …….. %
– Bệnh phụ khoa : ……… %
– Bệnh sốt rét : ……… %
– Bệnh đau mắt đỏ : ……… %
– Kiết lị : ……. %
– Bệnh nhiễm khuẩn : ……. %
– Bệnh suy nhược cơ thể: …….. %
– Các bệnh khác : …….. %
2. Yêu cầu đối với công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Dự thảo Thông tư công tác học sinh sinh viên nội trú, ngoại trú thì có nội dung yêu cầu đối với công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú như sau:
– Cần đảm bảo trong việc tuân thủ đúng đường lối, thực hiện theo chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quy định của nhà trường và địa phương nơi cư trú.
– Đồng thời, cũng cần có sự tham gia hỗ trợ nhau trong lĩnh vực này là thật sự cần thiết, theo đó sự phối hợp quản lý, hỗ trợ hiệu quả, thường xuyên sẽ được thực hiện giữa nhà trường với chính quyền địa phương và gia đình học sinh, sinh viên; đồng thời bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, văn hóa lành mạnh trong khu nội trú và chỗ ở ngoại trú của học sinh, sinh viên; kịp thời giải quyết các vụ việc có liên quan đến học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú.
– Những yếu tố hỗ trợ cho quá trình học sinh, sinh viên tham gia học tập, sinh hoạt cũng phải bảo đảm tối thiểu; đồng thời xây dựng những phương án để bảo đảm an ninh, an toàn và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, dịch bệnh cho học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú;
– Có thể thấy, việc thống kê công tác học sinh sinh viên nội trú, ngoại trú có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý được học sinh sinh viên tham gia học tập, cụ thể:
+ Đóng góp tích cực cho hoạt động rèn luyện học sinh, sinh viên ngoại trú trong việc thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường và Quy chế cụ thể của từng trường;
+ Góp phần tạo được nề nếp, kỷ cương trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú; Bên cạnh đó, việc quản lý, nắm bắt kịp thời thực trạng học sinh, sinh viên ngoại trú là một trong những nhiệm vụ phải ưu tiên thực hiện nên khi thống kê công tác học sinh sinh viên sẽ đem lại hiệu quả nhất định;
+ Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong học sinh, sinh viên ngoại trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma túy.
3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng các nhà trường trong việc quản lý học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú:
Thông tư quy định về công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú của Bộ giáo dục vào đào tạo hiện chưa được thông qua để áp dụng trên thực tế nhưng cũng có giá trị nhất định để tham khảo áp dụng trên thực tế. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Dự thảo Thông tư quy định về công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú thì trách nhiệm của Hiệu trưởng các nhà trường được ghi nhận như sau:
– Cá nhân là Hiệu trưởng của nhà trường tiến hành việc ban hành nội quy, quy định về công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương;
– Có thẩm quyền trong việc phê duyệt kế hoạch hoạt động công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú hằng năm; xây dựng các kế hoạch tu bổ, nâng cấp, sửa chữa nhà ở, nhà ăn, các công trình hạ tầng cơ sở của khu nội trú theo quy định;
– Có thể can thiệp vào việc quyết định xét duyệt danh sách học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn hoặc giảm phí phòng ở nội trú và các khoản phí hợp pháp khác (nếu có); có những phương án hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật;
– Để quản lý, hỗ trợ được học sinh, sinh viên thì cá nhân này có thể tiến hành thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận phụ trách khu nội trú, Bộ phận phụ trách công tác học sinh, sinh viên ngoại trú (nếu có) để thực hiện các nội dung công tác quản lý, hỗ trợ học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú theo; sắp xếp và bố trí nhân sự chuyên trách làm công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú;
– Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng để thực hiện toàn diện trách nhiệm của mình có thể thực hiện phối hợp với tổ chức khác như tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (nếu có) của nhà trường trong công tác quản lý, hỗ trợ học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú;
– Phối hợp với cơ quan, ban ngành có liên quan đển hoàn thành tốt công tác quản lý học sinh sinh viên nội trú, ngoại trú: Trong công tác quản lý, hỗ trợ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn; phòng, chống dịch bệnh, cháy nổ, tội phạm, tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú thì có thể có sự tham gia của Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng của địa phương cùng với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm để tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của địa phương phối hợp chặt chẽ trong vấn đề này. Có phương hướng thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên được rèn luyện, phát huy năng lực trong xây dựng đời sống văn hóa ở nơi nội trú, ngoại trú, thực hiện nghĩa vụ của công dân về cư trú và kịp thời xử lí các việc có liên quan; hướng dẫn cho học sinh, sinh viên đăng kí tạm trú theo quy định của Luật Cư trú;
– Tuân thủ quy định về việc báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền: Thời gian thực hiện việc báo cáo có thể là hằng năm và hình thức báo cáo là trực tiếp, cung cấp kết quả thực hiện công tác học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú của các nhà trường thuộc phạm vi quản lý trước ngày 30/6; bên cạnh đó là thực hiện báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan những vụ việc đột xuất xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Quy định về hồ sơ học sinh, sinh viên và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên.
THAM KHẢO THÊM: