Sau khi thực hiện việc tam giam bị can thì Viện kiểm sát thực hiện gửi thông báo cho cơ quan tham gia tỗ tụng khác được biết về việc vụ án có bị can bị tạm giam. Vậy mẫu thông báo vụ án có bị can bị tạm giam được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo vụ án có bị can bị tạm giam là gì?
Mẫu thông báo vụ án có bị can bị tạm giam là mẫu bản thông báo được cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền lập ra để thông báo về việc vụ án có bị can bị tạm giam. Mẫu thông báo nêu rõ thông tin bị can…Mẫu số 147/HS: Thông báo vụ án có bị can bị tạm giam được ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Mẫu thông báo vụ án có bị can bị tạm giam được Viện Kiểm sát lập ra mà cụ thể ở đây là Kiểm sát viên trực tiếp phụ trách vụ án đó lập ra để thông báo về việc vụ án có bị can bị tạm giam cho các cơ quan có thẩm quyền tham giá tố tụng trong vụ án được biết về sự việc này.
2. Mẫu thông báo vụ án có bị can bị tạm giam:
Thông báo vụ án có bị can bị tạm giam có nội dung cơ bản như sau:
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]……
_______
Số…../TB-VKS…-…[3]
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
…, ngày… tháng… năm 20……
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC VỤ ÁN CÓ BỊ CAN BỊ TẠM GIAM
Căn cứ Điều 42 và Điều 244 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Viện kiểm sát … đang tiến hành thủ tục để truy tố bị can ra trước Toà án[4]…………… để xét xử. Trong vụ án, có các bị can đang bị tạm giam như sau:
Bị can[5] … bị tạm giam theo[6]……… tại[7]……… từ ngày….. tháng….. năm….. đến ngày….. tháng….. năm…..
Bị can …
Viện kiểm sát…. thông báo cho Toà án4….. biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án./.
Nơi nhận:
– Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
KIỂM SÁT VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo vụ án có bị can bị tạm giam:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án
[5] Ghi rõ họ và tên bị can
[6] Ghi rõ Lệnh tạm giam hoặc Quyết định gia hạn thời hạn tạm giam để truy tố
[7] Ghi tên cơ sở giam, giữ
4. Một số quy định pháp lý liên quan:
4.1. Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam:
Khoản 1, Điều 88
– Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
– Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Việc quy định các căn cứ chung chung, như: “cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử” hay “cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố xét xử” đã dẫn đến vướng mắc trong nhận thức, áp dụng; bởi vì cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: Tiêu hủy chứng cứ, làm giả hiện trường, thông đồng với nhau về những lời khai gian dối, mua chuộc, khống chế người làm chứng, người bị hại hoặc các hình thức khác.
Khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, Điều 119
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
– Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
– Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
– Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
– Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
– Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Như vậy, bênh cạnh việc kế thừa một số căn cứ theo quy định của
4.2. Về căn cứ áp dụng biện pháp Bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
– Căn cứ bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Điều luật không quy định về căn cứ áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Tuy nhiên, xét từ mục đích của biện pháp này là để tạm giam bị can, bị cáo để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố và xét xử, nên khi có căn cứ để tạm giam đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Như vậy, dù điều luật không quy định cụ thể trường hợp nào thì được bắt bị can, bị cáo, để tạm giam nhưng có thể hiểu rằng chỉ có thể bắt trong trường hợp này khi có hai điều kiện. Thứ nhất, người bị bắt phải là bị can hoặc là bị cáo; thứ hai, người bị bắt là để tạm giam, cần thiết phải tạm giam để đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
– Thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm soát; Chánh án, Phó chánh án và Hội đồng xét xử. Người đứng đầu các Cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra không có thẩm quyền bắt bị can để tạm giam.
Khi cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án (Chánh án, phó Chánh án) thực hiện thẩm quyền thì phải ra lệnh bắt còn Hội đồng xét xử phải ra quyết định bắt. Lệnh bắt của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
– Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh, quyết định; giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và lập biên bản về việc bắt; giao lệnh cho người, quyết định cho người bị bắt. Việc thi hành các lệnh bắt nói chung và lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam nói riêng do cơ quan Công an thực hiện trong các giai đoạn tố tụng hình sự.
Người đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn phải đảm bảo đúng quy định về đại diện theo quy định của Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân hay chỉ cần là công chức, viên chức thuộc chính quyền xã, phường thị trấn.
Không được bắt người vào ban đêm nghĩa là không được bắt từ 22h tối hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau trừ trường hợp phạm tội bắt quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.