Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) là gì? Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) để làm gì? Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) năm 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)? Một số quy định về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)?
Hiện nay, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì kháng cáo kháng nghị là quyền cơ bản của đương sự, viện kiểm sát khi tham gia vào quá trình tố tụng. Sau khi nộp đơn kháng cáo, kháng nghị thì người nộp đơn có nghĩa vụ thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) khi có thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) của cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) có nội dung như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) trong bài viết chi tiết dưới đây:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) để làm gì?
- 3 3. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)
- 5 5. Một số quy định về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)
1. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) là gì?
Kháng cáo được quy định dưới góc độ pháp lý là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
Cũng theo như quy định của pháp luật hiện hành thì kháng nghị được bết đến là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) là mẫu văn bản thông báo được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị).
2. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) để làm gì?
Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị). Mẫu là cơ sở để thực hiện việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị). Mẫu có nội dung nêu rõ về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)….Mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)
Mẫu số 63-DS: Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Mẫu số 63-DS: Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) có nội dung cơ bản như sau:
Xem thêm: Mẫu thông báo công nợ, công văn đòi nợ, nhắc nợ mới nhất năm 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1
_____________________
Số:…./TB-TA
…, ngày…… tháng …… năm...
THÔNG BÁO
Xem thêm: Thông báo là gì? Mẫu thông báo mới và chuẩn nhất năm 2022?
VỀ VIỆC THAY ĐỔI, BỔ SUNG KHÁNG CÁO (KHÁNG NGHỊ) (2)
Kính gửi:(3)
Địa chỉ:(4)
Ngày….tháng.…năm…….,(5) .… có đơn kháng cáo (văn bản kháng nghị số…/…./QĐ-KN) đối với bản án (quyết định) sơ thẩm số:…/…/…-ST ngày……tháng……năm……..của Tòa án nhân dân …..với nội dung
Ngày…tháng…….năm…….người kháng cáo (Viện kiểm sát kháng nghị) đã có văn bản thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) với nội dung
Căn cứ vào Điều 284 của Bộ luật tố tụng dân sự,
Tòa(6) …. thông báo cho (7)…..được biết.
Nơi nhận:
Xem thêm: Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2022
– Ghi nơi nhận theo quy định tại khoản 4
Điều 284 của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)
(1) và (6) Ghi tên Toà án ra thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh cấp tỉnh thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng).
(2) Nếu chỉ thay đổi, bổ sung kháng cáo thì bỏ hai chữ “kháng nghị”; nếu chỉ thay đổi, bổ sung kháng nghị thì bỏ hai chữ “kháng cáo”.
(3) và (4) Ghi tên cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 4 Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự và địa chỉ của họ.
Xem thêm: Mẫu thông báo mời thầu, phiếu đăng ký thông báo mời thầu mới nhất
(5) Ghi họ tên, tư cách đương sự trong tố tụng của người kháng cáo. Nếu người kháng cáo là người được đương sự uỷ quyền thì ghi họ tên của người được uỷ quyền đó và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm… nào (ví dụ: của Ông Trần Văn B là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Bà Nguyễn Thị V theo giấy uỷ quyền ngày 04-10-2017). Nếu Viện kiểm sát kháng nghị thì ghi tên của Viện kiểm sát.
(7) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị mà không phải ghi họ tên (ví dụ: thông báo cho Ông được biết; thông báo cho Bà được biết); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó.
Chú ý: Tòa án cấp phúc thẩm không phải gửi thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) cho chính người kháng cáo (Viện kiểm sát kháng nghị).
5. Một số quy định về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)
5.1. Quy định của pháp luật về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
Quy định của pháp luật về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị được quy định tại
– Một là, trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
– Hai là, việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
– Ba là, trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
5.2.Chủ thể thực hiện việc kháng cáo, kháng nghị:
Chủ thể kháng cáo theo như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 bao gồm bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm; Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ và người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Xem thêm: Kháng nghị là gì? Quy định về kháng cáo, kháng nghị trong các vụ án dân sự?
Chủ thể kháng nghị theo như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 bao gồm Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Tùy theo cũng cấp xét xử khác nhau mà thẩm quyền kháng nghị của các chủ thể cũng được quy định khác nhau tại Bộ luật này.
5.3. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị:
Thời hạn kháng cáo theo như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được quy định đối với bản án và quyết định khác nhau thì thời gian kháng cáo của các bản án và quyết định đó cũng được quy định không giống nhau. Điển hình là thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. Còn đối với thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Nếu trong trường hợp quá hạn thì phải do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét
Thời hạn kháng nghị theo như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được quy định đối với bản án và quyết định là khác nhau. Bỏi vì bản án và quyết định là hai kết luận của Tòa án nhưng lại được kết thức ở các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự chính vì thế mà kháng nghị bán án sơ thẩm có thời hạn kể từ ngày tuyên án đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày và 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Còn pháp luật quy định về kháng nghị quyết định sơ thẩm được xác định kể từ ngày toà án ra quyết định đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 07 ngày và 15 ngày đối với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Xem thêm: Mẫu thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu và thủ tục thay đổi mẫu dấu