Hiện nay, sau khi nộp đơn kháng cáo, kháng nghị thì người nộp đơn có nghĩa vụ thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) khi có thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) của cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị):
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị):
- 4 4. Một số quy định về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị):
1. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) là gì?
Kháng cáo được quy định dưới góc độ pháp lý là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
Cũng theo như quy định của pháp luật hiện hành thì kháng nghị được bết đến là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị). Mẫu là cơ sở để thực hiện việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị). Mẫu có nội dung nêu rõ về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị)….Mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán
2. Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị):
Mẫu số 63-DS: Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1
_____________________
Số:…./TB-TA
…, ngày…… tháng …… năm...
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC THAY ĐỔI, BỔ SUNG KHÁNG CÁO (KHÁNG NGHỊ) (2)
Kính gửi:(3)
Địa chỉ:(4)
Ngày….tháng.…năm…….,(5) .… có đơn kháng cáo (văn bản kháng nghị số…/…./QĐ-KN) đối với bản án (quyết định) sơ thẩm số:…/…/…-ST ngày……tháng……năm……..của Tòa án nhân dân …..với nội dung
Ngày…tháng…….năm…….người kháng cáo (Viện kiểm sát kháng nghị) đã có văn bản thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) với nội dung
Căn cứ vào Điều 284 của Bộ luật tố tụng dân sự,
Tòa(6) …. thông báo cho (7)…..được biết.
Nơi nhận:
– Ghi nơi nhận theo quy định tại khoản 4
Điều 284 của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị):
(1) và (6) Ghi tên Toà án ra thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh cấp tỉnh thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng).
(2) Nếu chỉ thay đổi, bổ sung kháng cáo thì bỏ hai chữ “kháng nghị”; nếu chỉ thay đổi, bổ sung kháng nghị thì bỏ hai chữ “kháng cáo”.
(3) và (4) Ghi tên cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 4 Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự và địa chỉ của họ.
(5) Ghi họ tên, tư cách đương sự trong tố tụng của người kháng cáo. Nếu người kháng cáo là người được đương sự uỷ quyền thì ghi họ tên của người được uỷ quyền đó và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm… nào (ví dụ: của Ông Trần Văn B là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Bà Nguyễn Thị V theo giấy uỷ quyền ngày 04-10-2017). Nếu Viện kiểm sát kháng nghị thì ghi tên của Viện kiểm sát.
(7) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị mà không phải ghi họ tên (ví dụ: thông báo cho Ông được biết; thông báo cho Bà được biết); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó.
Chú ý: Tòa án cấp phúc thẩm không phải gửi thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) cho chính người kháng cáo (Viện kiểm sát kháng nghị).
4. Một số quy định về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị):
4.1. Quy định của pháp luật về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị:
Quy định của pháp luật về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị được quy định tại Điều 284
– Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
– Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
4.2.Chủ thể thực hiện việc kháng cáo, kháng nghị:
Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm theo quy định tại Điều 271
– Các đương sự;
– Người đại diện của đương sự;
– Cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án dân sự.
Chủ thể có quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 278
Ví dụ minh họa: Tòa án nhân dân huyện A tỉnh B tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về tranh chấp tài sản khi ly hôn. Bản án sơ thẩm về vụ án dân sự này có thể bị viện trưởng viện kiểm sát nhân dân huyện A hoặc viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tỉnh B kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Do viện kiểm sát được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo trực tiếp của viện kiểm sát cấp trên nên thông thường cả ngành kiểm sát nếu có kháng nghị sẽ chỉ ra một quyết định kháng nghị hoặc là của viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị hoặc là của viện trưởng viện kiểm sát trên một cấp kháng nghị.
4.3. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị:
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị được quy định tại khoản 1 Điều 372
– Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Trường hợp họ không có mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự thì thời hạn đó được tính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết.
– Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 10 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Vì vậy, cần phải lưu ý thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị trong khuôn khổ thời hạn quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi chính đáng của những người tham gia tố tụng.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.