Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính và bảo đảm việc xử lý người có hành vi vi phạm hành chính- một trong những thủ tục bắt buộc khi thực hiện biện pháp này là thông báo.
Mục lục bài viết
1. Thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính là gì?
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính và bảo đảm việc xử lý người có hành vi vi phạm hành chính, thể hiện bằng việc người có thẩm quyền tước quyền tự do đi lại, cư trú của một cá nhận trong khoảng thời gian nhất định khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính sẽ làm hạn chế một số quyền cơ bản của cá nhân đó là quyền tự do cư trú, đi lại được quy định tại Điều 23 Hiện pháp năm 2013. Do vậy, làm thế nào để vừa áp dụng có hiệu quả biện pháp này mà không xâm phạm đến những quyền cơ bản có liên quan là vấn đề cần được coi trọng.
Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được thực hiện trong 5 trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 122, đây là một nội dung thể hiện vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hạn chế việc lạm dụng, tùy tiện trong khi thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể có thẩm quyền, cụ thể:
(1) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác;
(2) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
(3) Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(4) Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
(5) Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Có thể thấy rằng
Thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính là văn bản do đơn vị ra quyết định tạm giữ gửi tới gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của người bị tạm giữ. Trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ thì ghi rõ cha, mẹ hoặc người giám hộ theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghĩa vụ thông báo của người ra quyết định tạm giữ được ghi nhận tại Khoản 4, Điều 122 Luật xử lí vi phạm hành chính: “Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.”. Nếu chiếu theo quy định này, nghĩa vụ thông báo chỉ đặt ra khi có yêu cầu của người bị tạm giữ, tuy nhiên, thực tế thì người ra quyết định thường thực hiện việc thông báo. Hơn nữa, về hình thức, thông báo không bắt buộc phải bằng hình thức văn bản, do đó, chủ thể có thẩm quyền hoàn toàn có quyền thông báo bằng lời nói thông qua hình thức gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại.
Thông báo việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính là văn bản nhằm đảm bảo quyền được cho biết của gia đình người bị tạm giữ, đối với tổ chức của người bị tạm giữ làm việc và học tập, việc thông báo giúp cho tổ chức nắm bắt được lí do họ nghỉ việc, nghỉ học để đưa ra các phương hướng nhân sự trong thời gian tới. Thông báo này có còn có ý nghĩa trong việc hợp pháp hóa các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền đối với người bị tạm giữ.
Khi nghiên cứu về tạm giữ, thời hạn tạm giữ là nội dung quan trọng, theo đó, tại Khoản 3, Điều 122 quy định:
“Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.”
Đây là nội dung đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật xử lý vi phạm sửa đổi, bổ sung năm 2020. Tuy nhiên, mặc dù đã sửa đổi, những quy đinh về việc tính thời hạn được tính “kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm”. Quy định như vậy gây ra nhiều cách hiểu khác nhau cho chủ thể áp dụng. Ví dụ, trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện bởi người không có thẩm quyền tạm giữ nhưng để có thể ngăn chặn hành vi vi phạm hoặc ngăn chặn hậu quả tác hại nên đã bắt giữ, dẫn giải người vi phạm đến người có thẩm quyền tạm giữ. Nếu người có thẩm quyền thấy có căn cứ để tạm giữ thì sẽ ra quyết định tạm giữ. Trong trường hợp này, thời điểm bắt đầu tạm giữ người sẽ được xác định như thế nào. Đó có thể là thời điểm người phát hiện hành vi vi phạm hành chính bắt giữ người vi phạm hoặc khi người vi phạm bị đưa đến nơi tạm giữ hay là từ khi có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền. Các tính thời hiệu tạm giữ nêu trên có vẻ không thỏa đáng.
2. Mẫu thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…(3)……., ngày ……… tháng ……… năm …….
……………..(1)
……………….(2)
Số:…………/TB-TGN
THÔNG BÁO
Về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Kính gửi: …….. (4)
Căn cứ Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính số……………. ngày……../……../……..
do…….…….ký;
Đang tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với:
Ông(Bà):……………….Sinh ngày:…………/………../……………..Quốc tịch:….. Nghề nghiệp:………….
Nơi ở hiện tại:……………
CMND/CCCD hoặc hộ chiếu số:………Ngày cấp:……..Nơi cấp:…..
Lý do tạm giữ:….
Thời gian tạm giữ là: …………giờ, bắt đầu kể từ ………….giờ…………..phút, ngày…………./………../……….. đến ………..giờ………..phút, ngày………../………../………..
Nơi tạm giữ:……….
Vậy thông báo để…….biết./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:……….
NGƯỜI RA THÔNG BÁO
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị ra thông báo. Là cơ quan đã ra quyết định tạm giữ, theo đó, thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 123, ví dụ: Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Ghi rõ gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của người bị tạm giữ. Trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ thì ghi rõ cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Cơ sở pháp lý:
văn bản hợp nhất
Thông tư 07/2019/TT-BCA quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành (Hiện đã hết hiệu lực).