Thanh tra là quá trình xem xét và đánh giá và xem xét xư lý các công việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, hay tổ chức, cá nhân theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm đảm bảo các quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể theo quy định. Trong quá trình thanh tra, khi kết thúc thanh tra cần làm những gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc kết thúc thanh tra là gì?
Thanh tra hay nói cách khác là kiểm soát viên đây là công việc của những kiếm soát viên là xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định để nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ về lợi ích nhà nước và quyền lợi hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu của tổ chức hoặc là cá nhân khác. Hoạt động chính của thanh tra là quản lý về thị trường và được gọi là kiểm soát.
Mục đích của thanh tra là để bảo vệ về quyền sở hữ công nghiệp và để phục vụ quản lý về nhà nước, cũng là đẻ bảo về lợi ích của nhà nước và cùng với đó là lợi ích hợp pháp của một cá nhân hay tổ chức một cách hợp lý trong nhiều lĩnh vực của sở hữu công nghiệp. Quyền được thanh tra đó chính là tổ chức và người có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật, và được phía pháp luật nhà nước giao trách nhiệm.
Mẫu thông báo về việc kết thúc thanh tra là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc kết thúc thanh tra trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành. Mẫu nêu rõ nội dung thông báo… Mẫu được ban hành theo Thông tư 60/2014/TT-BCA của Bộ Công an.
2. Mẫu thông báo về việc kết thúc thanh tra:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐOÀN THANH TRA
……(2), ngày…tháng…năm…
THÔNG BÁO
Về việc kết thúc thanh tra (1)
Kính gửi: ……(3)
Thực hiện Quyết định thanh tra số…..ngày…../…../…..của…….(4)
về việc …….(5) đối với …….(6), từ ngày…../…../…..đến ngày…../…../…../ Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra theo Kế hoạch số …..đã được ……………(7) phê duyệt. Kể từ ngày…../…../….. Đoàn sẽ kết thúc làm việc tại các cơ quan, đơn vị được thanh tra. Trong quá trình xây dựng Kết luận thanh tra, nếu cần bổ sung hoặc cung cấp thêm thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung thanh tra, đề nghị ……(3) quan tâm chỉ đạo đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Đoàn thanh tra xin thông báo để đồng chí/ông/bà biết./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– ……(7) để b/c;
– Đ/c Chánh TTra để b/c;
– Lưu: VT, ĐTT.
TRƯỞNG ĐOÀN (2)
(ký tên và đóng dấu)
Hướng dẫn làm Mẫu thông báo về việc kết thúc thanh tra:
– Soạn thảo đầy đủ các thông tin trong mẫu thông báo về việc kết thúc kiểm tra.
– Các thông tin cần được thực hiện chính xác và đầy đủ.
(1) Ghi tên nội dung thông báo.
(2)Trưởng Đoàn ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có.
3. Một số quy định của pháp luật về kết thúc thanh tra:
3.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra:
– Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ,Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
3.2. Mục đích hoạt động thanh tra:
Hoạt động thanh tra rất quan trọng, các quy định về hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành đồng thời bổ sung những nội dung mới nhằm tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chui trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Bên cạnh đó việc tiếp tục quy định hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước thông qua hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Luật Thanh tra còn giao cho các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cũng vì thế nên nội dung hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi nhất định như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành.. Điều đáng lưu ý là ở những ngành, không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách mà hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Khi kết thúc thanh tra cần làm những gì?
Căn cứ kết quả tham vấn các cơ quan có trách nhiệm về chuyên môn, căn cứ kết quả phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý khác, trưởng đoàn thanh tra cần chuẩn bị báo cáo kết quả thanh tra trình cho cấp đã ký quyết định thanh tra để làm căn cứ cho việc ra các
Báo cáo kết quả thanh tra: Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra là sản phẩm tập trung và quan trọng thể hiện kết quả làm việc của đoàn. Báo cáo cần kịp thời, trong thời hạn cho phép, cần ngắn gọn, nêu được hiện trạng chấp hành pháp luật của cơ sở được thanh tra. Nếu có vi phạm thì cần nêu mức độ, tình tiết và các biện pháp cơ sở đã áp dụng để khắc phục. Các kiến nghị, đề nghị và các biện pháp đoàn đã áp dụng. Kết luận sự vi phạm phải rõ ràng, dứt khoát, phân tích được nguyên nhân và hậu quả làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền ra các quyết định xử lý. Kết luận về sự vi phạm phải nêu trên cơ sở số liệu, tình trạng, không suy luận. Cần có sự nhất trí của cả đoàn khi kết luận hành vi vi phạm của cơ sở.
Quyết định xử phạt và áp dụng các biện pháp khác: Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra và các biên bản thanh tra, kiểm tra và
Kết thúc cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đoàn cần đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp và chống hàng hoá giả mạo. Thông qua kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra cần tổng kết tình hình để nêu thành các vấn đề có tính chất nổi cộm, xuất hiện đại trà ở nhiều địa phương, nhiều cơ sở, hoặc hiện tượng xuất hiện lặp lại, nêu thành chuyên đề báo cáo đề xuất các biện pháp để cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
5. Các hình thức thanh tra theo quy định của pháp luât:
Điều 37
“Điều 37. Hình thức thanh tra
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.”
Như vậy, pháp luật đã quy dịnh chi tiết các hình thức thanh tra dựa trên các hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, hay các chức năng và nhiệm vụ đối với thực hiện thanh tra theo quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu thông báo về việc kết thúc thanh tra chi tiết nhất dựa trên quy định của pháp luật hiện hành về Mẫu thông báo về việc kết thúc thanh tra.
Cơ sở pháp lý: Luật thanh tra năm 2010