Cơ quan quản lý thuế được nhà nước giao quyền thực hiện nhiệm vụ thu thuế, quản lý thuế của cá nhân, doanh nghiệp theo định kỳ và để đảm bảo công khai, minh bạch chống các hoạt động lợi dụng chức quyền thì nhà nước có tổ chức những buổi thanh tra thuế đối với nghĩa vụ nộp thuế và trách nhiệm quản lý thuế.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế là gì?
- 2 2. Mẫu Thông báo về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu Thông báo về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế:
- 4 4. Một số quy định pháp lý liên quan về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế:
1. Mẫu thông báo về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế là gì?
Thanh tra thuế được hiểu là hoạt động của cơ quan quản lý thuế, được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế khi có dấu hiệu cần xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thanh tra thuế có thể thực hiện việc thanh tra theo kế hoạch áp dụng đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng và thanh tra không theo kế hoạch đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế hoặc thanh tra để giải quyết khiếu nại.
Mẫu số 08/KTTT: Thông báo về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế là mẫu thông báo phục vụ trực tiếp cho việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác của đoàn thanh tra thuế tiến hành hoạt động thanh tra tại cơ sở làm việc của người nộp thuế trong trường hợp xét thấy có dấu hiệu vi phạm đến các nghĩa vụ về thuế
Mẫu số 08/KTTT: Thông báo về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế là mẫu thông báo của cơ quan có thẩm quyền lập ra với mục đích thông báo cho người nộp thuế về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác của đoàn thanh tra thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại cơ sở.
2. Mẫu Thông báo về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế:
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO
Số: ……./TB-…..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày………. tháng ………. năm ……
THÔNG BÁO
Về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế
Kính gửi: (tên tổ chức, cá nhân)………..
Mã số thuế:…….
Địa chỉ:……
Căn cứ qui định của pháp luật thuế hiện hành về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế, yêu cầu …(tên tổ chức, cá nhân)…….. đến trụ sở… (tên cơ quan thuế)….. để cung cấp thông tin về……..
Thời gian: ……. giờ……. ngày …… tháng ….. năm …..
Địa điểm: ………
Tài liệu mang theo:
1……
2…….
Nếu có vướng mắc đề nghị …(tên tổ chức, cá nhân)… liên hệ với …(tên cơ quan thuế) …theo địa chỉ ………, số điện thoại ………
Trường hợp không thể cung cấp được, …(tên tổ chức, cá nhân)… phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và gửi về cơ quan thuế trước ngày … tháng … năm….
…(Tên cơ quan thuế)… thông báo để …(tên tổ chức, cá nhân)…được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như trên;
-……;
– Lưu: VT; bộ phận thanh tra.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ
RA THÔNG BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
NGƯỜI ĐƯỢC YÊU CẦU CUNG CẤP
NHẬN THÔNG BÁO
Ngày …. tháng ……. năm …
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
Ghi chú: Trường hợp chuyển Thông báo trực tiếp đến người nộp thuế thì người nộp thuế ký xác nhận đã nhận Thông báo.
3. Hướng dẫn lập Mẫu Thông báo về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế:
– Tên cơ quan ban hành thông báo
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu thông báo: Thông báo về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế
– Nội dung thông báo: Đoàn thanh tra thông báo tổ chức thanh tra thuế và yêu cầu người nộp thuế thực hiện trách nhiệm bằng việc việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế
– Ký xác nhận thông báo
4. Một số quy định pháp lý liên quan về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế:
Đối với công tác thanh tra thuế, để có thể chính xác về nội dung thì cơ quan thanh tra phải tiến hành thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế như sau:
– Trong công tác thanh tra thuế, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung được thanh tra như: Sổ kế toán, chứng từ kế toán,
Tuy nhiên tất cả những thông tin tài liệu, số liệu mà người nộp thuế đã nộp cho cơ quan thuế theo qui định hiện hành như: Tài liệu, hồ sơ về đăng ký, kê khai, nộp thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn … thuộc các loại giấy tờ nội bộ của họ chính vì vậy, đoàn thanh tra không yêu cầu người nộp thuế cung cấp mà phải khai thác, tra cứu tại cơ quan thuế để phục vụ cho việc thanh tra.
Trong trường hợp người nộp thuế thực hiện kế toán bằng máy vi tính trên các phần mềm kế toán thì đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp sổ kế toán được lưu trữ trên các dữ liệu điện tử có thể đọc được bằng các phần mềm văn phòng thông dụng với đầy đủ nội dung như bản người nộp thuế phải in ra để lưu trữ theo qui định.
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên trong đoàn thanh tra không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra, ngoài những trường hợp pháp luật có quy định được đề nghị kiểm tra thì đoàn thanh tra thực hiện theo quy định. Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu.
– Để thanh tra các nghĩa vụ của người nộp thuế thì đoàn thanh tra phải dựa trên sổ kế toán, hồ sơ, tài liệu do người nộp thuế cung cấp và hồ sơ khai thuế mà người nộp thuế đã gửi Cơ quan Thuế để làm căn cứ chứng minh, đối chiếu các mục như:
+ Xem xét, đối chiếu các thông tin giao dịch, tài liệu do người nộp thuế cung cấp với tài liệu hiện có tại Cơ quan thuế.
+ Đối chiếu số liệu ghi chép hiện thực với số liệu trên chứng từ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo giải trình để phát hiện chênh lệch tăng hoặc giảm so với số liệu trong hồ sơ khai thuế.
+ Đối chiếu tinh thần chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế với các quy định của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành của từng thời kỳ.
– Đoàn thanh tra có thể yêu cầu người nộp thuế giải trình bằng văn bản. Tuy nhiên nếu văn bản giải trình của người nộp thuế chưa rõ Đoàn thanh tra tổ chức đối thoại, chất vấn người nộp thuế để làm rõ nội dung và trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Cuộc đối thoại, chất vấn phải được lập biên bản, kết thúc buổi tổ chứ thì phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế, trường hợp cần thiết được ghi âm.
– Trong trường hợp phải trưng cầu giám định về các nội dung thanh tra để làm căn cứ cho việc kết luận thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình Lãnh đạo cơ quan thuế quyết định trưng cầu giám định. Khi có kết quả giám định, Trưởng đoàn thanh tra phải công bố cho người nộp thuế được biết.
– Khi xét thấy cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu, Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra.
Thời hạn niêm phong tài liệu không được vượt quá thời hạn kết thúc cuộc thanh tra. Việc khai thác tài liệu niêm phong phải được sự đồng ý của Trưởng đoàn thanh tra.
Khi không cần thiết áp dụng biện pháp niêm phong nữa thì người ra quyết định niêm phong phải ra quyết định hủy bỏ biện pháp niêm phong và lập biên bản về danh mục tài liệu hủy bỏ niêm phong. Biên bản phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế và Trưởng đoàn thanh tra.
– Trong quá trình thực hiện quyết định thanh tra, đoàn thanh tra thấy cần thiết phải kiểm kê tài sản để đối chiếu giữa sổ sách, chứng từ kế toán với thực tế thì Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định kiểm kê tài sản trong phạm vi nội dung của Quyết định thanh tra thuế. Việc kiểm kê phải ra Quyết định kiểm kê và lập Biên bản ghi rõ thành phần tham dự, địa điểm tiến hành, tên, số lượng, tình trạng tài sản và có các chữ ký của người tiến hành kiểm kê là Trưởng đoàn thành tra, những người đại diện theo pháp luật.
Theo đó, khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp kiểm kê tài sản thì người ra quyết định kiểm kê phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó
– Trường hợp phải tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép thì đoàn thanh tra ra quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ, thời gian tạm giữ, trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ, nghĩa vụ của đối tượng có tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ và phải được lập thành biên bản. Tuy nhiên khi cơ quan xét thấy việc tạm giữ những đồ vật, giấy phép không cần thiết thì phải ra quyết định hủy bỏ biện pháp này và trả lại những đồ vậy, tiền hoặc giấy phép cho người nộp thuế với hiện trạng như ban đầu.
Như vậy, trong quy định về việc cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp phục vụ công tác thanh tra thuế thì đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung được thanh tra nhưng để đảm bảo chất lượng và không có sự gian lận thì đoàn thanh tra tổ chức thanh tra tại cơ sở của người nộp thuế và yêu cầu người nộp thuế phải trả lời trực tiếp những vấn đề liên quan.