Đối với tài sản thuộc sự quản lý của doanh nghiệp khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng hoặc doanh nghiệp đó muốn chuyển nhượng hay bán lại, hay doanh nghiệp bị giải thể, phá sản thì sẽ cần phải thực hiện thanh lý tài sản cố định. Vậy, mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản là gì?
Việc thanh lý tài sản về bản chất cũng giống như việc các chủ thể thực hiện bán tài sản với mục tiêu chính để nhằm thực hiện thanh lý tài sản cho một tổ chức khác khi doanh nghiệp đó đã không còn nhu cầu sử dụng tài sản nữa bởi một vài lý do khác nhau.
Mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản được sử dụng với mục đích sau đây:
Mẫu thông báo thanh lý tài sản là một loại mẫu thông báo được sử dụng phổ biến và rất cần thiết đối với những chủ thể khi các chủ thể này có nhu cầu muốn thanh lý một hay là nhiều loại tài sản khác nhau. Mẫu thông báo bán thanh lý tài sản được hiểu cơ bản chính là một loại văn bản được lập ra để nhằm mục đích ghi chép về việc thông báo bán thanh lý tài sản. Mẫu thông báo bán thanh lý tài sản nêu rõ: Thông tin doanh nghiệp ra thông báo; Nội dung thông báo; mục đích thanh lý các tài sản;…
2. Mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản:
TÊN CƠ QUAN …
Số:…/TB-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
….., ngày…tháng…năm…
THÔNG BÁO
Vv: Bán thanh lý tài sản
Kính gửi: ……
(Có thể là các cổ đông sở hữu cổ phần trong CTCP, thành viên hợp danh trong CT Hợp danh…)
Căn cứ vào quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số…./QĐ-SKH&ĐT ngày….tháng…năm…. của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố….
Căn cứ vào quyết định số …/QĐ-BGĐ ngày …. tháng….năm… của Ban giám đốc công ty về giải thể doanh nghiệp.
Căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế của doanh nghiệp …..
Công ty …… được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố…. cấp giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp vào ngày … tháng …năm…. . Mã số thuế………….. Sau …… năm hoạt động, nhận thấy tình hình sản xuất và thương mại của công ty không thể duy trì. Đầu tháng…./…., sau khi họp bàn về phương hướng phát triển công ty, ban giám đốc đã quyết định giải thể công ty theo quy định của pháp luật.
Ban giám đốc ra thông báo này với mục đích thanh lý các tài sản mà công ty hiện có. Bao gồm:
– ……
– ……
– ……
Tài sản sẽ được thành lý trong khoảng thời gian từ ngày…/…/… đến ngày …/…/… . Cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua tài sản liên hệ số điện thoại ……
Ban giám đốc phân công trưởng phòng ……. trực tiếp chỉ đạo việc thanh lý tài sản này.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT; VP
TM BAN GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản:
Khi các chủ thể thực hiện việc soạn thảo mẫu thông báo thanh lý tài sản thì sẽ cần có đầy đủ các nội dung sau trong bản thông báo, cụ thể đó là các thông tin cụ thể sau đây:
– Phần đầu mẫu thông báo thanh lý tài sản:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày ở góc phải trang giấy bên trên và chiếm 2/3 trang.
+ 1/3 trang còn lại bên trái trang giấy sẽ ghi tên cơ quan
– Nêu thông tin về địa điểm, ngày tháng năm soạn thảo bản thông báo
– Ghi rõ tên của tiêu đề là: thông báo bán thanh lý tài sản
– Nơi nhận mẫu thông báo thanh lý tài sản (tên đơn vị, cơ quan tiếp nhận thông báo)
– Căn cứ dựa vào đâu mà ra quyết định về việc thanh lý tài sản này.
– Sau khi nhìn nhận vào tình hình của doanh nghiệp, ban giám đốc của doanh nghiệp đã đưa ra quyết định thống nhất thanh lý tài sản công ty
– Tài sản thanh lý công ty bao gồm những tài sản gì? Nêu cụ thể từng tài sản?
– Các tài sản được nêu cụ thể ở bên trên được tiến hành thanh lý trong thời gian tính từ ngày tháng năm …. Đến ngày tháng năm ….
– Nếu các chủ thể là những cá nhân hoặc tổ chức của đơn vị nào mà có nhu cầu muốn mua lại tài sản đó thì sẽ có thể liên hệ qua số điện thoại để được hỗ rợ trực tiếp……..
– Thông tin về cá nhân trực tiếp chỉ đạo và quản lý việc thanh lý tài sản này.
– Ký và ghi rõ họ và tên, đóng dấu của giám đốc.
– Nơi nhận mẫu thông báo thanh lý tài sản.
4. Tìm hiểu về thanh lý tài sản cố định:
Tài sản cố định thanh lý được hiểu cơ bản chính là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư. Hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định. Bên cạnh đó, thì các chủ thể thực hiện việc thanh lí tài sản chưa khấu hao hết cũng sẽ có thể xuất phát từ sự hư hỏng nặng nề, lạc hậu, lỗi thời của các loại tài sản đó. Một số doanh nghiệp đã lựa chọn thanh lý để nhằm mục đích có thể thay thế bằng một tài sản mới hay nhằm có thể thu hồi vốn.
Đa số tất cả các công ty cũng có tài sản cố định. Các loại tài sản này đều hướng đến phục vụ sản xuất, kinh doanh. Cụ thể thì nhà cửa, kiến trúc cũng được hiểu là 1 trong những loại hình tài sản cố định
Nhưng theo thời gian, tài sản cố định của các doanh nghiệp cũng sẽ hao mòn. Các loại tài sản cố định này đều sẽ giảm giá trị sử dụng. Khi đó, chúng ta cũng sẽ cần phải có phương pháp thanh lý hoặc cải tạo tuỳ theo nhu cầu, điều kiện của doanh nghiệp.
Như vậy, ta thấy được rằng, cho dù là một tài sản đã hết thời gian khấu hao hoặc vẫn còn, thì doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành việc thanh lý đối với loại tài sản đó nhưng tuỳ theo từng trường hợp mà doanh nghiệp có cách xử lý khác nhau.
5. Thủ tục thanh lý tài sản cố định:
Thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài Chính:
Đối với các loại tài sản cố định đã hư hỏng, lỗi thời, hết giá trị sử dụng thì các chủ thể sẽ cần phải tiến hành làm thủ tục thanh lý tài sản cố định nhằm mục đích để nhượng bán hoặc hủy bỏ không sử dụng nữa đối với những tài sản này nữa. Quy trình làm hồ sơ thanh lý đối với tài sản cố định được tiến hành như sau:
– Hồ sơ làm thủ tục thanh lý tài sản cố định:
Đơn vị làm thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định của pháp luật sẽ cần phải tiến hành lập hội đồng xác định giá tài sản cố định, tiến hành lập quyết định làm thanh lý tài sản cố định, làm
+ Biên bản kiểm kê tài sản cố định.
+ Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.
+ Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý.
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định.
+ Biên bản hủy tài sản cố định.
+ Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định.
+ Biên bản thanh lý tài sản cố định.
– Khi các doanh nghiệp tiến hành làm thanh lý tài sản cố định doanh nghiệp phải thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
+ Bước 1: Các chủ thể sẽ cần phải dựa vào kết quả kiểm kê đối với tài sản cố định, lập giấy
+ Bước 2: Cần tiến hành quyết định thanh lý tài sản do thủ trưởng đơn vị làm quyết định này để nhằm mục đích có thể thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
+ Bước 3: Doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý và kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp đó.
Thủ tục thanh lý tài sản cố định với hội đồng thanh lý tài sản cố định bao gồm các đối tượng sau đây: Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng; Kế toán trưởng, kế toán tài sản; Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản; Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý; Hiểu biết đầy đủ về tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý; Cũng cần phải có mặt của đại diện đoàn thể: công đoàn, phòng thanh tra nhân dân trường hợp cần.
Bước 4: Thực hiện thanh lý theo Hội đồng thanh lý, quản lý tài sản sẽ trình thủ tưởng đơn vị quyết định hình thức xử phạt kiểm tra tài sản, bán hoặc hủy tài sản.
Bước 5: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý đối với tài sản đơn vị, Hội đồng thanh lý tiến hành lập bản thanh lý tài sản cố định đem giao cho bộ phận kế toán ghi giảm phần tài sản cố định theo đúng quy định của nhà nước.
Hội đồng thanh lý tài sản cố định theo quy định của pháp luật sẽ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu được quy định.