Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là một trong các hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vậy, mẫu thông báo tước quyền hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (MTBTQ/ĐC) do Bộ Quốc phòng ban hành bao gồm những nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Thông báo tước quyền hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là gì?
Theo giải thích tại Khoản 8, Điều 2,
Khái niệm về “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn” và “đình chỉ hoạt động có thời hạn” được xây dựng dựa trên chủ thể và điều kiện áp dụng, theo đó:
– Khoản 1, Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính ghi nhận rằng: “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
– Khoản 2, Điều 25 cũng giải thích: Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
Một là, đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
Hai là, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, đình chỉ có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác. Có thể thấy, các quy định về đình chỉ hoạt động đã đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong xử phạt vi phạm hành chính có nhiều trường hợp không cần thiết phải tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm (không cần phải hạn chế thực hiện toàn bộ các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ) mà chỉ cần hạn chế một phần các hoạt động phù hợp với vi phạm hành chính đã được thực hiện.
Thông báo tước quyền hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là văn bản do cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn gửi tới tổ chức, cá nhân vi phạm để đảm bảo thi hành
Thông báo tước quyền hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trước hết có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền được thông tin cho tổ chức, cá nhân vi phạm, giúp họ chủ động trong việc thực hiện quy định của pháp luật trong thời gian bị đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép. Hơn nữa, thông báo là trách nhiệm của cơ quan nhà nước tới người dân (mặc dù là người vi phạm), điều này cũng một phần đánh giá tính chấp hành pháp luật của chủ thể có thẩm quyền, đảm bảo đúng quy trình luật định.
Về nguyên tắc: Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động là từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính là bảo đảm tương xứng với tính chất, mức độ của vi phạm hành chính và bảo đảm các quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng hết thời hạn bị tước quyền hoặc bị đình chỉ hoạt động thì cá nhân, tổ chức mặc nhiên được thực hiện trở lại các hoạt động đã bị hạn chế. Do đó, việc áp dụng hình thức xử phạt sẽ không loại trừ một cách hiệu quả nguy cơ tiếp tục vi phạm hành chính, gây ra các thiệt hại từ cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt.
Mặc dù Luật Xử lý vi phạm hành chính đã bổ sung hình thức đình chỉ hoạt động nhưng phạm vi áp dụng hình thức này còn hẹp, chỉ bao gồm những vi phạm gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường, an ninh và trật tự xã hội. Trong khi ở nhiều lĩnh vực quản lí nhà nước lại có những hoạt động khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì không được quy định áp dụng.
2. Mẫu thông báo tước quyền hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (MTBTQ/ĐC):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN THÔNG BÁO(1)
——-
Số: ……../TB-TQ/ĐCCTH
……..(2)…….., ngày … tháng … năm ……..
THÔNG BÁO
Về việc <tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề/đình chỉ hoạt động>(3) có thời hạn*
Kính gửi:(4)……
Căn cứ Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……../QĐ-XPVPHC ngày …/…/……. của(5) ..………; (6) ………… đã áp dụng hình thức xử phạt <tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề/đình chỉ hoạt động>(3) có thời hạn của:
1. <Họ và tên>: …… Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: …../…../……Quốc tịch: ……
Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện tại: ……
Số định danh cá nhân/CMND/CCCD/Hộ chiếu: ……; ngày cấp: …./…../…..; nơi cấp: …
1. <Tên tổ chức>: …
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Mã số doanh nghiệp: …
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……
Ngày cấp: …./…./….; nơi cấp: …
Người đại diện theo pháp luật(7): ….Giới tính: …
Chức danh(8): ……
2. Giấy tờ/hoạt động bị áp dụng hình thức xử phạt gồm:(9) ……
3. Lý do bị áp dụng hình thức xử phạt: Ông(bà)/Tổ chức: …..đã có hành vi vi phạm hành chính:(10) …
Quy định tại(11): ……
Ông (bà)/Tổ chức: …… được nhận lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề sau khi hết thời gian tước quyền.
Vậy xin thông báo để Ông (bà)/Quý cơ quan, tổ chức biết./.
NGƯỜI RA THÔNG BÁO(12)
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu thông báo tước quyền hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn:
* Mẫu này dùng để thông báo về việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên cơ quan thông báo theo con dấu hành chính của đơn vị.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì ghi “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn”; áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn thì ghi “Đình chỉ hoạt động có thời hạn”.
(4) Ghi tên cá nhân/tổ chức nhận thông báo.
(5) Ghi chức vụ, đơn vị của người ra quyết định tạm giữ giấy tờ.
(6) Ghi tên cơ quan, đơn vị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
(7) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp, tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(9) Ghi rõ những loại giấy tờ bị tạm giữ.
(10) Ghi tóm tắt hành vi vi phạm.
(11) Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng.
(12) Ghi chức vụ người thông báo./.
Cơ sở pháp lý:
–