Đối với trường hợp người bào chữa thuộc trường hợp không được bào chữa thì sẽ bị Cơ quan có thẩm quyền thi hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi tiếp nhận thủ tục đăng ký bào chữa bằng thông báo. Vậy mẫu thông báo từ chối việc đăng ký bào chữa có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo từ chối việc đăng ký bào chữa là gì?
Người bào chữa được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng kí bào chữa.
Mẫu thông báo từ chối việc đăng ký bào chữa được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc từ chối đăng ký bào chữa khi người bào chữa đã là người bào chữa có người khác trong vú án đó có lợi ích đối lập với người bị cáo buộc là có tồi mà người bào chữa này vừa đăng kí bào chữa mà bị từ chối hoặc các điều kiện về người bào chữa khác theo như quy định của pháp luật tố tụng hiện hành. Mẫu thông báo nêu rõ người bào chữa… Mẫu được bàn hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2. Mẫu thông báo từ chối việc đăng ký bào chữa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]…….
___________
Số:…../TB-VKS…-…[3]
…, ngày……… tháng……… năm 20……
THÔNG BÁO
TỪ CHỐI VIỆC ĐĂNG KÝ BÀO CHỮA
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……..
Căn cứ các điều 42, 72 và 78 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự của:
Ông (bà)[4]…….. Ngày sinh:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày….. tháng …. năm ….. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Số thẻ luật sư/thẻ trợ giúp viên pháp lý:
Đăng ký là người bào chữa cho:[5]
Thuộc vụ án/vụ việc:
Xét thấy việc đăng ký bào chữa của ông (bà)[4]…… không đủ điều kiện bào chữa cho:5
Lý do:[6].
Viện kiểm sát…. thông báo cho ông (bà)[4]…… biết./.
Nơi nhận:
– Người đăng ký bào chữa;
– ………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
KIỂM SÁT VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo từ chối việc đăng ký bào chữa:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi rõ họ, tên người bào chữa
[5] Ghi rõ họ, tên người bị buộc tội được bào chữa
[6] Ghi rõ lý do từ chối việc đăng ký bào chữa theo quy định tại khoản 5 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Một số quy định về từ chối việc đăng ký bào chữa:
4.1. Từ chối việc đăng ký bào chữa là gì:
Dựa vào quy định tại khoản 5 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự từ chối việc đăng ký bào chữa được biết đến trong trường hợp Cơ quan có thẩm quyền thi hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi tiếp nhận thủ tục đăng ký bào chữa mà phát hiện Luật sư thuộc trường hợp không được bào chữa thì sẽ tiến hành việc tự chối đang ký bào chữa đối với những người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hay là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Như vậy, đối với trường hợp mà Luật sư làm thủ tục đăng ký bào chữa cho những người đã có quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát để Luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra thì Cơ quan có thẩm quyền thi hành tố tụng cũng phải từ chối việc đăng ký bào chữa.
4.2. Các trường hợp từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký bào chữa:
Căn cứ dựa theo quy định tại
Bên cạnh đó đối với hành vi vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa. Những bên cạnh đó thì hành vi vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa hiện chưa được quy định cụ thể nhưng khái quát lại, đó có thể là hành vi vi phạm nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia tố tụng hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Như vậy, theo như quy định tại Bộ luật này thì người đăng ký bào chữa phải được dựa trên những quy định để đảm bảo sự công bằng và bên cạnh đó không thể không nhắc đến việc bảo vệ quyền lợi của người được bào chữa hay còn gọi là người bị buộc tội. Để đảm bảo người bào chữa đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo như quy định mà không làm ảnh hưởng đến người được bào chữa. Chính vì thế đã quy định về những người có quyền và nghĩa vụ chồng chéo và liên quan trong vụ án thì không được đăng ký bào chữa.
4.3. Thủ tục từ chối việc đăng ký bào chữa:
Căn cứ dựa theo quy định của
Pháp luật này cũng quy định về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng kí bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Bên cạnh đó còn quy định về người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa. Căn cứ còn được xác định dựa trên văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ khi người bị buộc tội trong vụ án tố tụng hình sự từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa hay người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.
Bên cạnh những quy định về từ chối việc đăng ký bào chữa nêu ở trên thì người bào chữa có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng kí bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp mà bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và người bào chữa này đã có hành vi vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa khi huỷ bỏ việc đăng kí bào chữa, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.