Để quản lý quá trình vào cảng cá đối với các tàu nước ngoài hoạt động thủy sản tại Việt Nam, pháp luật thủy sản hiện hành quy định về nghĩa vụ thông báo của các tàu nước ngoài đến với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Mục lục bài viết
1. Thông báo trước khi tàu vào cảng là gì?
Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Tàu cá nước ngoài là tàu thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản.
Theo quy định tại Khoản 24, Điều 3, Luật thủy sản, Cảng cá là cảng chuyên dụng cho tàu cá, là nơi tàu cá ra, vào, neo, đậu, bốc dỡ thủy sản, tiếp nhận nhiên liệu, nhu yếu phẩm thiết yếu, bao gồm vùng đất cảng cá và vùng nước cảng cá. Trong đó:
– Vùng đất cảng cá là khu vực được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động của cảng cá.
– Vùng nước cảng cá là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, luồng vào cảng cá và công trình phụ trợ khác.
Về nguyên tắc, tàu nước ngoài chỉ được vào cảng cá đã được ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản hoặc cảng cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. (Thường là cảng cá loại I)
Thông báo trước khi tàu vào càng là nghĩa vụ bắt buộc mà tàu cá nước ngoài phải thực hiện, đây là cách thức để nhà nước quản lý tàu cá mang quốc tịch nước ngoài được hoạt động trong vùng biển Việt Nam, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy chế pháp lý của vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thông báo nhằm giúp cho tổ chức quản lý cảng cá nắm bắt được thông tin cơ bản của tàu cá, đưa ra các phương án và biết được phương hướng xử lý khi có vi phạm hoặc khi tàu cá cần có sự trợ giúp. Hơn nữa, thông báo còn nhằm hạn chế tình trạng vào càng bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến tàu cả Việt Nam cũng như xâm phạm lợi ích của Nhà nước. Điều này cũng hoàn toàn theo đúng nguyên tắc: “Tàu nước ngoài được cập cảng cá Việt Nam, trừ trường hợp tàu nước ngoài có tên trong Danh sách tàu khai thác thủy sản, vận chuyển, chuyển tải, hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp.”
Việc áp dụng
Thời hạn thông báo trước khi vào cảng cá Việt Nam phải thông báo trước 24 giờ.
Quy định đối với tàu nước ngoài hoạt động thủy sản tại Việt Nam vào cảng cá được ghi nhận tại Điều 83 Luật Thủy sản và được cụ thể hóa tại Điều 49 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cần lưu ý một số điểm như sau:
– Trước khi vào cảng cá phải thực hiện thủ tục thông báo.
– Khi vào cảng cá, thuyền trưởng phải tuân thủ nội quy của cảng cá và sự điều động tàu của tổ chức quản lý cảng cá, xuất trình và khai báo các thông tin, giấy tờ sau đây: Sổ danh bạ thuyền viên và hộ chiếu của người đi trên tàu; Giấy phép hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam; Mục đích vào cảng cá; Thời gian chuyến biển; Khối lượng, thành phần loài thủy sản khai thác hoặc được chuyển tải trên tàu cá đối với tàu khai thác và tàu vận chuyển thủy sản; Vị trí, vùng biển khai thác, sản lượng thủy sản trên tàu đối với tàu khai thác thủy sản.
Thuyền trưởng, thuyền viên và người trên tàu phải thực hiện thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Tổ chức quản lý cảng cá phải thông qua cho cơ quan hải quan, biên phòng để thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định; thông báo cho cơ quan quản lý về thủy sản của địa phương hoặc văn phòng thanh tra tại cảng để thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu.
Sau khi các thông tin đã được thanh tra, kiểm tra, xác minh, Tổng cục Thủy sản thông báo ngay đến các quốc gia có liên quan đến con tàu và lịch trình di chuyển của tàu để xử lý theo quy định.
– Khi tàu rời cảng cá, thuyền trưởng phải thông báo ít nhất trước 12 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá.
Như vậy, quy định về việc vào cảng cá thể hiện vai trò của người thuyền trưởng trong thủ tục hành chính phát sinh với tổ chức quản lý cảng cá, trên cơ sở thông báo của thuyền trưởng, tổ chức quản lý cảng cá thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo quy định để thanh tra, kiểm tra, xác minh và quản lý hoạt động của tàu cả trong thời gain ở cảng cá.
Mục đích vào cảng cá khá đa dạng, vì vậy, mặc dù có quy định về thời hạn thông báo là trước 24 giờ trước khi vào cảng cá, tuy nhiên điều này được loại trừ trong trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu ngay khi cập cảng cá phải thực hiện như sau: Thông báo cho tổ chức quản lý cảng cá về tình trạng của tàu và số người trên tàu; chứng minh về tình trạng bất khả kháng; nêu rõ yêu cầu cần giúp đỡ, đồng thời thuyền trưởng, thuyền viên và người trên tàu phải thực hiện thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch theo quy định của pháp luật. Trường hợp bất khả khảng ở đây có thể hiểu là trường hợp khách quan, bất ngờ, không lường trước được, không thể khắc phục được dù đã cố gắng hết sức.
Một nguyên tắc cực kỳ quan trọng thể hiện lãnh thổ mà tàu nước ngoại đang đứng và quốc tịch của tàu là: “Tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia mà tàu đăng ký ở cột thấp hơn.”.
Quy định về việc ra, vào cảng cả là quy định xuất phát theo thông lệ quốc tế mà hầu hết các quốc gia có biển đều ghi nhận nhằm bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự xâm phạm bất hợp pháp của các tàu cá nước ngoài mặc dù đã được cấp phép khai thác thuỷ sản trong vùng biển quốc gia đó.
2. Mẫu thông báo trước khi tàu vào cảng (17.KT):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
——-
Số: ………
THÔNG BÁO
CHO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỚC KHI TÀU VÀO CẢNG
1. Cảng dự định vào: .(1)….
2. Quốc gia cảng: …..(2)……
3. Ngày … tháng … năm …;.Giờ vào cảng dự kiến: ..….giờ ….. phút
4. Mục đích vào cảng: ……(3)…….
5. Nơi và ngày cập cảng liền trước đó: ……
6. Tên tàu biển: …..
7.Quốc gia mà tàu mang cờ: ..(4).
8. Loại tàu biển: …..
9. Hô hiệu quốc tế: …..
10. Thông tin liên lạc của tàu: ….
11. (Các) chủ tàu: …….
12. Chứng nhận đăng kiểm số: ……
13. Số hiệu tàu IMO1* (nếu có): ….
14. Số hiệu bên ngoài (nếu có): …..
15. Số hiệu RFMO2* (nếu có): …..
16. VMS3*: …. Không có; Có: Quốc gia; Có: RFMO; Loại: …….
17. Kích thước tàu: Chiều dài…. mét; Chiều rộng……. mét; Mớn nước…… mét
18. Họ tên thuyền trưởng:…..; quốc tịch: …..
19. Các giấy phép khai thác được cấp: Số …………
Cơ quan cấp:…….. Có giá trị đến ngày …. tháng … năm ……
Khu vực được phép khai thác: ……
Đối tượng được phép khai thác …..
Ngư cụ…..
20. Các giấy phép chuyển mạn có liên quan:
– Số:……; Có giá trị đến: …..
Cơ quan cấp …..
– Số:…….; Có giá trị đến: …..
Cơ quan cấp …..
21. Thông tin chuyển mạn liên quan đến tàu chuyển tải:
Ngày……tháng…….năm….. ; Địa điểm: …..
Tên tàu:….Quốc gia mà tàu treo cờ: …….
Mã số:…; Đối tượng khai thác:…..
Hình thức:….; Khu vực đánh bắt: …..
Khối lượng: ……. kg
22. Tổng lượng cá đã đánh bắt có trên tàu:
Đối tượng khai thác: ……
Hình thức sản phẩm: ..
Khu vực khai thác:…..; Khối lượng:……. kg
23. Tổng sản lượng cá sẽ được bốc dỡ: …… kg
NGƯỜI KHAI BÁO
Ký tên
3. Hướng dẫn mẫu thông báo trước khi tàu vào cảng:
(1) Tàu nước ngoài chỉ được vào cảng cá đã được ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản hoặc cảng cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.
(2) Việt Nam.
(3) Để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
(4) Hay còn gọi là quốc tịch của tàu.
(1*) Tổ chức Hàng hải quốc tế
(2*) Tổ chức Quản lý nghề cá khu vực
(3*) Hệ thống giám sát tàu thuyền