Định giá tài sản là một trong những khâu quan trọng trong quy trình cơ quan Nhà nước cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Thông báo tổ chức bán đấu giá được ra đời trong quá trình cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá tài sản để thi hành án.
Mục lục bài viết
1. Thông báo tổ chức bán đấu giá là gì?
Hoạt động bán đấu giá tài sản để thi hành án có ý nghĩa to lớn trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự. Đấu giá, xử lý tài sản kê biên là một công việc rất quan trọng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích đảm bảo việc thi hành nghĩa vụ trả tiền của bị cáo trong vụ án hình sự và của đương sự trong vụ án kinh tế, dân sự. Hiện nay, việc đấu giá, xử lý tài sản kê biên để thi hành bản án, quyết định của Toà án thời gian qua còn nhiều bất cập, gây khiếu kiện. Đặc biệt là xuất hiện tình trạng thông đồng, dìm giá, gây thất thoát tài sản nhà nước, thiệt hại cho các đương sự. Thông báo tổ chức bán đấu giá ra đời trong quá trình bán đấu giá tài sản kê biên và được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn.
2. Mẫu thông báo tổ chức bán đấu giá:
Mẫu số 43/PTHA
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: …………/TB-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày ….. tháng ……. năm …
THÔNG BÁO
Về tổ chức bán đấu giá
Kính gửi: ………
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ……;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……. ngày …… tháng …… năm … của ;
Căn cứ Quyết định thi hành án số …. ngày …… tháng ….. năm … của Trưởng phòng Thi hành án …..;
Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế thi hành án số ……. ngày ….. tháng ….. năm….. của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ….;
Căn cứ kết quả thẩm định giá ngày …… tháng ….. năm …… của ……..;
Căn cứ
Do các đương sự không thỏa thuận được về tổ chức bán đấu giá nên Chấp hành viên Phòng Thi hành án …… lựa chọn tổ chức bán đấu giá: ……..
Tên tổ chức bán đấu giá: ……….
Địa chỉ: ……..
Để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản các tài sản đã kê biên sau:
1- ……..
2- ……..
3- ……..
Vậy, thông báo để …… biết./.
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Viện KSQS……..;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo thông báo tổ chức bán đấu giá:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 43/PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là thông báo về tổ chức bán đấu giá.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan, cá nhân tiếp nhận thông báo về tổ chức bán đấu giá.
+ Căn cứ pháp lý ban hành thông báo về tổ chức bán đấu giá.
+ Nội dung thông báo về tổ chức bán đấu giá.
+ Tên tổ chức bán đấu giá.
+ Thông tin các loại tài sản kê biên.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận thông báo về tổ chức bán đấu giá.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của chấp hành viên.
4. Khái quát chung về bán đấu giá tài sản:
Đấu giá tài sản không còn xa lạ hiện nay. Đây là một hình thức bán tài sản của người có tài sản thông qua các thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua, cũng như người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán.
Hiện nay, hoạt động đấu giá tài sản có thể là bắt buộc dựa theo quyết định của Toà án hoặc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể tự nguyện dựa theo đúng nhu cầu của chủ sở hữu tài sản. Người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc là thông qua người bán đấu giá.
Thông thường, để bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá cần phải đưa ra một mức giá khởi điểm của tài sản muốn bán, cũng như phải trưng bày tài sản đó để những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua sẽ tham gia trả giá theo đúng thủ tục nhất định được pháp luật quy định. Người trả giá cao nhất là người sẽ dành được quyền mua tài sản.
Dựa vào hình thức bán đấu giá mà các quyền lợi của người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua tài sản với giá cả phù hợp, quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng nhanh chóng.
5. Quy định của pháp luật về định giá tài sản kê biên để thi hành án:
Định giá tài sản kê biên, bán đấu giá để giải quyết việc thi hành án hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều 98
“1. Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
b) Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.”
Như vậy, theo các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì việc định giá tài sản kê biên để bán đấu giá hiện nay được tiến hành thông qua các hình thức:
– Các bên đương sự thỏa thuận với nhau ngay khi kê biên tài sản.
– Thông qua tổ chức định giá do các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc do Chấp hành viên chọn.
– Chấp hành viên xác định giá.
Trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự cho thấy việc định giá tài sản kê biên thường được thực hiện thông qua tổ chức thẩm định giá, vì một số lý do cụ thể như sau:
– Thứ nhất, việc định giá tài sản nếu được thông qua bằng sự thỏa thuận của các bên đương sự sẽ là cách tốt nhất cho việc xử lý tài sản để thi hành án.
+ Một là, không tốn chi phí và thời gian thẩm định giá.
+ Hai là, do các bên tự thỏa thuận nên tránh được khiếu nại về giá tài sản cũng như sẽ thuận lợi hơn khi giao tài sản cho người trúng đấu giá.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, việc định giá theo hình thức này rất ít khi xảy ra. Bởi vì, trên thực tế, khi cơ quan thi hành án đã phải sử dụng đến biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, cũng đồng nghĩa với việc các bên đương sự đã không tìm được tiếng nói chung trong việc thi hành án. Vì vậy mà việc các bên ngồi lại với nhau để thỏa thuận về giá tài sản kê biên cũng như việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá là rất khó xảy ra.
– Thứ hai, chấp hành viên xác định giá trong trường hợp tài sản có giá trị nhỏ hoặc trong trường hợp không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá.
Trong trường hợp này, không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá cũng ít khi gặp phải, vì hiện nay các tổ chức thẩm định giá được thành lập ngày càng nhiều, có khả năng đáp ứng hầu hết các yêu cầu về thẩm định giá nói chung của thị trường này chứ không chỉ riêng cho công tác thi hành án.