Trái phiếu có kì hạn theo quy định và do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành với các mục đích huy động vốn theo quy định để đầu tư các dự án tại địa phương. Trong các trường hợp phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương thì cần thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương là gì, Mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương:
1. Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương là gì, Mục đích của mẫu đơn?
– Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc uỷ quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.
– Mục đích của Trái phiếu chính quyền địa phương:
+ Đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo qui định của
+ Đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.
Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc tiếp tục hoặc ngừng phong tỏa trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc uỷ quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương theo quy định của pháp luật. Mẫu được ban hành theo Thông tư 110/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.
2. Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
——–
Số:
V/v thông báo tiếp tục phong tỏa/ngừng phong tỏa trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đăng ký bán lại theo phương thức thỏa thuận
……, ngày… tháng… năm……
Kính gửi: Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
Căn cứ hợp đồng thỏa thuận mua lại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh số…. ngày … tháng … năm…, ……(tên ngân hàng chính sách) đề nghị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam tiếp tục phong tỏa số trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã ký hợp đồng mua lại và ngừng phong tỏa số trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không thống nhất mua lại, cụ thể như sau:
1. Khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã ký hợp đồng mua lại đề nghị tiếp tục phong tỏa và khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không thống nhất mua lại đề nghị ngừng phong tỏa như sau:
Thông tin về trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đăng ký bán lại
| Thông tin về việc tiếp tục phong tỏa/ngừng phong tỏa trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh | |||||||||||
TT | Chủ sở hữu trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh | Số tài khoản lưu ký trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh | Số tài khoản nhận tiền thanh toán bán lại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh | Khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh sở hữu | Khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đăng ký bán lại đã đề nghị phong tỏa | Đề nghị tiếp tục phong tỏa/ngừng phong tỏa trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh | ||||||
Khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đề nghị tiếp tục phong tỏa | Khối lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đề nghị ngừng phong tỏa | |||||||||||
I. Mã trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: – Ngày phát hành đầu tiên: – Ngày đáo hạn: – Lãi suất danh nghĩa: – Phương thức thanh toán gốc, lãi | 1 | A | ||||||||||
2 | B | |||||||||||
3 | C | |||||||||||
… | ||||||||||||
Tổng cộng | ||||||||||||
II. Mã trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: – Ngày phát hành đầu tiên: – Ngày đáo hạn: – Lãi suất danh nghĩa: – Phương thức thanh toán gốc, lãi | 1 | G | ||||||||||
2 | H | |||||||||||
3 | K | |||||||||||
… | ||||||||||||
Tổng cộng | ||||||||||||
… |
2. Đề nghị Trung tâm Lưu ký chứng khoán tiếp tục phong tỏa trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo Mục 1 nêu trên cho đến ngày ……(chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ) thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam về việc đã hoàn tất việc thanh toán tiền mua lại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho chủ sở hữu trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Sau khi Sở Giao dịch chứng khoán thông báo việc hủy niêm yết trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đề nghị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam rút lưu ký, hủy đăng ký trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Sở GDCK (để theo dõi);
– Lưu: VT, …
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương:
– Soạn thảo đầy đủ thông tin trong Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương
– Tổng giám đốc ngân hàng chính sách (Ký tên và đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương:
Tại Điều 8. Tổ chức vay theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Nghị định Số: 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương quy định một số nội dung như sau:
4.1. Hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương:
Căn cứ dự toán ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ hàng năm, chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và kế hoạch vay của chính quyền địa phương quy định tại Điều 7 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương gửi Bộ Tài chính xem xét, cho ý kiến về điều kiện, điều khoản theo quy định tại Điều 53 Luật Quản lý nợ công. Đề án phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương bao gồm các nội dung sau:
– Chủ thể phát hành trái phiếu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Mục đích phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công
– Dự kiến điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm
+ Khối lượng phát hành
+ Kỳ hạn trái phiếu phát hành đảm bảo từ 01 năm trở lên
+ Mệnh giá trái phiếu là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng
– Đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam;
– Dự kiến thời gian và phương thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
– Tình hình vay và trả nợ gốc, lãi vốn vay từ tất cả các nguồn của ngân sách cấp tỉnh trong 03 năm ngân sách liền kề trước năm dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
– Hạn mức vay nợ trong năm của ngân sách địa phương, tình hình trả nợ gốc, lãi các khoản vay vốn trong năm, dư nợ vay vốn tại thời điểm xây dựng Đề án và dự kiến dư nợ vay sau khi vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu và các Phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn, Dự kiến các thông tin cung cấp cho nhà đầu tư trước đợt phát hành trái phiếu và các Cam kết của tổ chức phát hành đối với chủ sở hữu trái phiếu
4.2. Tài liệu tổ chức vay theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến về điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương, kèm theo các tài liệu sau:
+ Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách địa phương và quyết định kế hoạch vay, trả nợ của địa phương năm dự kiến phát hành; kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương;
+ Kế hoạch vay, kế hoạch trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và các Các tài liệu có liên quan khác.
Lưu ý Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của địa phương kèm theo các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến chấp thuận bằng văn bản đối với điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương theo các nội dung quy định của pháp luậttrước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phát hành trái phiếu. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định
4.3. Phương thức Tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương:
– Phương thức phát hành:
+ Phương thức đấu thầu phát hành: Trái phiếu chính quyền địa phương được tổ chức phát hành theo phương thức đấu thầu tại tổ chức thực hiện đấu thầu công cụ nợ Chính phủ. Nguyên tắc tổ chức đấu thầu, hình thức đấu thầu, đối tượng tham gia đấu thầu, quy trình thủ tục tổ chức đấu thầu, phương thức xác định kết quả đấu thầu, phương thức thanh toán tiền mua trái phiếu được áp dụng theo quy định về phát hành công cụ nợ Chính phủ theo phương thức đấu thầu;
+ Phương thức bảo lãnh phát hành: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tổ chức được ủy quyền đàm phán trực tiếp với tổ chức bảo lãnh chính để thống nhất về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành, ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác. Quy trình tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo phương thức bảo lãnh phát hành thực hiện theo quy trình bảo lãnh phát hành công cụ nợ của Chính phủ.
4.4 Mua lại trái phiếu:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ theo phương án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
– Việc mua lại trái phiếu đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch
– Phương án mua lại trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mục đích mua lại; điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến mua lại; phương thức dự kiến mua lại; thời gian dự kiến tổ chức đợt mua lại; danh sách chủ sở hữu trái phiếu dự kiến được mua lại; dự kiến hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện mua lại
– Nguồn mua lại và chi phí tổ chức mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do ngân sách địa phương chi trả theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn
– Quy trình tổ chức mua lại trái phiếu chính quyền địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính
– Lãi suất mua lại trái phiếu
– Chậm nhất 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt mua lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố thông tin về đợt mua lại gồm mã, khối lượng trái phiếu được mua lại, lãi suất mua lại trên trang điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tại tổ chức thực hiện đấu thầu mua lại trái phiếu.
4.5. Hoán đổi trái phiếu:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể hoán đổi trái phiếu để cơ cấu lại nợ theo phương án hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt
– Việc hoán đổi phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch. Khối lượng trái phiếu phát hành mới để hoán đổi cho trái phiếu đang lưu hành phải nằm trong vào hạn mức vay nợ của chính quyền địa phương hàng năm
– Phương án hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mục đích hoán đổi; điều kiện, điều khoản của trái phiếu bị hoán đổi và được hoán đổi (dự kiến cụ thể về việc phát hành trái phiếu mới hoặc phát hành bổ sung); phương thức hoán đổi; danh sách chủ sở hữu trái phiếu bị hoán đổi tại thời điểm xây dựng phương án; thời gian dự kiến tổ chức đợt hoán đổi trái phiếu; dự kiến hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện hoán đổi trái phiếu
– Sau khi phương án hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến Bộ Tài chính về điều kiện, điều khoản của trái phiếu được hoán đổi và bị hoán đổi trước khi tổ chức thực hiện
– Chi phí tổ chức hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương do ngân sách địa phương chi trả theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn
– Quy trình tổ chức hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính
– Lãi suất chiết khấu trái phiếu:
– Chậm nhất 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt hoán đổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố thông tin về kết quả hoán đổi trái phiếu gồm mã, khối lượng trái phiếu bị hoán đổi, trái phiếu bị hoán đổi và lãi suất hoán đổi trái phiếu trên trang điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu chính quyền địa phương và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Nghị định Số: 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương