Mẫu thông báo tăng tiền phụ cấp ăn trưa là văn bản được lập ra bởi người sử dụng lao động để thông báo cho người lao động về việc công ty sẽ tăng một khoản tiền nhất định liên quan đến vấn đề phụ cấp ăn trưa cho người lao động.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo tăng tiền phụ cấp ăn trưa mới nhất:
Tiền phụ cấp ăn trưa là một trong những khoản phụ cấp lương, người sử dụng lao động sẽ chi trả để hỗ trợ cho người lao động, và đây cũng được xem là khoản hỗ trợ hàng tháng bên cạnh mức lương cơ bản mà người lao động được nhận. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau mà người sử dụng lao động có thể điều chỉnh tiền phụ cấp ăn trưa cho nhân viên sao cho phù hợp. Trong quá trình điều chỉnh, mẫu thông báo tăng tiền lương phụ cấp ăn trưa cho người lao động là một trong những văn bản cần thiết. Thông báo tăng tiền phụ cấp ăn trưa cho người lao động là văn bản thông báo được lập ra để gửi đến người lao động về việc tăng, hoặc giảm tiền phụ cấp ăn trưa cho nhân viên. Mẫu thông báo tăng tiền phụ cấp ăn trưa cho người lao động sẽ bao gồm các nội dung cơ bản Như sau:
– Thông tin thông báo mà công ty đưa ra;
– Nội dung thông báo;
– Số tiền phụ cấp ăn trưa của người lao động được tăng.
Có thể tham khảo mẫu thông báo tăng tiền phụ cấp ăn trưa cho người lao động như sau:
CÔNG TY … PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– |
Số: …/ TB- | …, ngày … tháng … năm … |
THÔNG BÁO
V/v tăng tiền phụ cấp ăn trưa
Kính gửi:
– Ban lãnh đạo công ty;
– Toàn bộ các phòng ban và nhân viên công ty …
Căn cứ Quyết định số: …/QĐ- CT quy định về việc tăng các chi phí cho công, nhân viên công ty …
Thay mặt công ty thông báo nội dung tăng tiền phụ cấp ăn trưa của Công ty như sau:
Thông tin cụ thể đối với từng vị trí:
Họ và tên | Chức danh | Phụ cấp ăn trưa cũ | Phụ cấp ăn trưa mới |
1. | Giám đốc | … VNĐ | … VNĐ |
2. | Phó giám đốc | … | … |
3. | Thư ký | … | … |
4. | Quản lý phòng | … | … |
5. | Nhân viên | … | … |
Thời gian thực hiện kể từ ngày …/…/…
Trên đây là toàn bộ nôi dung thông báo việc tiền phụ cấp ăn trưa tại công ty …, kể từ ngày nhận được thông báo những người liên quan có trách nhiệm theo dõi, thực hiện.
Nơi nhận: – …; – Lưu VT. | TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Tiền phụ cấp ăn trưa có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Khoản chi cho văn phòng phẩm, chi phục vụ cho hoạt động công tác phí, điện thoại và trang phục của nhân viên. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi tại Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính), có quy định về mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm một số trường hợp sau:
+ Đối với các cán bộ và công chức, những người làm việc trong cơ quan hành chính sự nghiệp, trong cơ quan của đảng, cơ quan đoàn thể, hội hoặc hiệp hội, thì mức khoán chi sẽ được áp dụng theo hướng dẫn của Bộ tài chính;
+ Đối với những người lao động làm việc và công tác trong các tổ chức kinh doanh, trong các văn phòng đại diện, thì mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Đối với những người lao động làm việc và công tác trong các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, thì mức khoán chi sẽ được thực hiện theo quy định của các tổ chức/văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài đó.
– Khoản tiền ăn trưa và ăn giữa ca. Theo quy định của pháp luật, các khoản tiền ăn giữa ca, tiền ăn trưa cho người sử dụng lao động tổ chức dưới hình thức trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho người lao động sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế. Đối với người sử dụng lao động, doanh nghiệp không tổ chức nấu ăn thì mức tiền chi hỗ trợ cho ăn trưa, ăn giữa ca của người lao động sẽ không được vượt quá 730.000 đồng/người/tháng;
– Các khoản chi cho hội viên và các khoản dịch vụ khác. Trong đó bao gồm các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí thể thao, thẩm mỹ, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật … phục vụ cho người lao động. Bên cạnh đó còn có thể kể đến các khoản tiền xe đưa đón cán bộ nhân viên và người lao động. Theo đó, các khoản chi về phương tiện phục vụ cho hoạt động đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của các đơn vị;
– Chi trả hộ tiền học nghề và đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động. Đối với các khoản chi trả hộ tiền học nghề và đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, giúp cho người lao động đó có trình độ phù hợp với công việc chuyên môn và nghiệp vụ, phù hợp với kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì cũng sẽ không tính vào thu nhập của người lao động, không tính vào căn cứ chịu thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, tiền phụ cấp ăn trưa là khoản chi không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
3. Phụ cấp ăn trưa có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Khoản 26 Điều 1 của Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, có quy định các khoản thu nhập sau đây không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
– Các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104
– Tiền thưởng đóng góp sáng kiến;
– Tiền ăn trưa, tiền ăn giữa ca;
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, hỗ trợ điện thoại, hỗ trợ tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, đi lại;
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, sinh nhật của người lao động, người lao động có người thân kết hôn, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Các khoản trợ cấp, hỗ trợ khác ghi thành mục riêng trong
Như vậy, các khoản phụ cấp ăn trưa không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính.