Trên thực tế, không ít doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc bắt buộc phải tạm ngừng kinh doanh. Vậy khi muốn tạm ngừng, doanh nghiệp phải làm thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp:
- 3 3. Hướng dấn làm thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp:
- 4 4. Một số quy định về tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp:
- 5 5. Có thể tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
1. Mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp là gì?
– Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (theo khoản 10 điều 4
– Mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp là mẫu thông báo với các thông tin và nội dung về tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp được làm để gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh của các tỉnh, thành phố, áp dụng cho doanh nghiệp đăng ký thủ tục tạm ngừng hoạt động.
2. Mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
…., ngày … tháng … năm………
TÊN DOANH NGHIỆP
———
Số: ………
THÔNG BÁO
(V/v tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp)
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố ……
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:…….
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):…..
Địa chỉ trụ sở chính:………..
Điện thoại: ……..Fax:…..
Email:….
Website:…….
Ngành, nghề kinh doanh:……..
Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh như sau:
Thời gian tạm ngừng: ………
Thời điểm bắt đầu tạm ngừng: Ngày …. tháng ….. năm ….
Thời điểm kết thúc tạm ngừng: Ngày ……. tháng ….. năm ….
Lý do tạm ngừng:…
Doanh nghiệp cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này
Kèm theo Thông báo:
– …
– …
– …
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dấn làm thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu đơn tạm ngừng hoạt động của Doanh nghiệp
– Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp (Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
– Gửi đơn lên Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố
4. Một số quy định về tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp:
4.1. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp:
Căn cứ vào Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định
Tại Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục phối hợp giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy việc Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp cần thực hiện theo quy đinh của pháp luật, cụ thể là Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh, trong một số trường hợp thì Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng theo quy định của pháp luật, Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ và phải thực hiện dúng các trình tự, thủ tục được quy định.
4.2. Nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Theo quy định tại khoản 3, Điều 206
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác..
Như vậy, theo quy định trên của pháp luật có thể hiểu trường hợp doanh nghiệp tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước ngày doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng kinh doanh.
4.3. Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế không?
Hiện nay, Các hoạt động thanh thuế được hiểu là những hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với giao dịch cua doanh nghiệp, hoạt động có liên quan đến việc phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế của các đơn vị, doanh nghiệp theo quy định thì Việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ nhằm giúp đảm bảo cho pháp luật thuế được thực hiện đúng theo quy định và để đúng theo các trình tự thủ tục.
Ngoài ra, thanh tra thuế còn được xem là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách với các trách nhiệm và quyền hạn thực hiện công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với các đối tượng cần thanh tra nhằm mục đích phát hiện, và các mục đích ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật và ngoài ra Đối với các doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng kinh doanh, các doanh nghiệp này vẫn phai hoàn thành nghĩa vụ về thuế cần thực hiện đối với cơ quan thuế theo quy định đó là:
Theo khoản 3, Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nộp đủ số thuế còn nợ; phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với các bên đối tác kinh doanh, người lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên của pháp luật, doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh nếu còn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính nộp thuế với cơ quan thuế thì phải tiếp tục thực hiện thanh toán đầy đủ theo quy định để đảm bảo doanh nghiệp hay tổ chức đó không vi phạm các quy định về thuế. trong cacTrường hợp doanh nghiệp chậm nộp có thể bị thanh tra thuế bởi tổ chức chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra của cơ quan thuế theo quy định và phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật
4.4. Lý do phải tạm ngừng kinh doanh:
Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật trong khoảng thời gian là không quá 02 năm theo quy định và, doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng đó không thực hiện ký kết các hợp đồng với các đối tác khi đã xác nhận tạm ngừng kinh doanh, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Sau khi đã hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh theo quy định của các Doanh nghiệp thì, doanh nghiệp phải quay trở lại hoạt động nếu không sẽ phải làm thủ tục giải thể hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp theo quy đinh
Hiện nay, bên cạnh các công ty lớn và các công ty nhỏ được thành lập mới cũng có nhiều tỷ lệ doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh với các lý do khác nhau Vậy lý do nào mà các doanh nghiệp này phải tạm ngừng kinh doanh? Dưới đây là một số lý do:
+ Trong thời buổi kinh tế đang bước vào thời kỳ hội nhập như hiện nay kinh tế đã mở ra cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội hợp tác với các nước trên thế giới, tuy nhiên cũng đem đến không ít những khó khăn, và đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau trên thị trường Do đó đa số các doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư ban đầu nhỏ đang còn khá non yếu trong quản lý, gặp sự biến động ngoài dự kiến ban đầu nên sẽ phải thực hiện tạm ngừng kinh doanh để có thể khắc phục biến động gặp phải đó
+ Tạm ngừng kinh doanh do Các lý do như do thay đổi bộ phận công ty, hay thay đổi cơ cấu hoạt động của công ty thay đổi, sự thay đổi về địa điểm kinh doanh công ty
5. Có thể tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm cho mỗi lần thông báo. Điều này đã mở rộng về khoảng thời gian tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp hơn so với
Như vậy, với quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian để cải tổ, nâng cấp bộ máy làm việc cũng như là hệ thống máy móc nhằm trở lại kinh doanh hiệu quả nhất khi đã sẵn sàng. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định doanh nghiệp phải nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2020