Vì một số sơ xuất nhở trong quá trình soạn thảo mà bản án cần sửa chưa, bổ sung. Sau khi sửa chữa, bổ sung bản án thì cần phải ra thông báo về việc sửa chữa bổ sung này. Vậy mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án là gì?
Mẫu số 29-HS: Thông báo sửa chữa, bổ sung bản án là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án hình sự. Mẫu thông báo nêu rõ nội dung được sửa đổi, bổ sung…
Mẫu số 29-HS: Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án được lập ra để thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án hình sự. Mẫu số 29-HS: Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án là cơ sở để mọi người dựa váo đó để biết về việc sửa chữa bổ sung bản án hình sự.
2. Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án:
Mẫu số 29-HS: Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án được ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP về việc Ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự. Mẫu số 29-HS: Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án có nội dung cơ bản như sau:
TÒA ÁN(1) …
________
Số:…./……(2)/TB-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
…, ngày….. tháng….. năm……
THÔNG BÁO
SỬA CHỮA, BỔ SUNG BẢN ÁN (QUYẾT ĐỊNH)
Căn cứ các điều(3)…, 260 và 261 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét thấy Bản án (Quyết định) hình sự sơ thẩm (phúc thẩm) số:(4)………….của Tòa án(5) … có lỗi (chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai) cần được sửa chữa, bổ sung như sau:
Về nội dung tại dòng (các dòng) từ trên xuống (hoặc từ dưới lên) trang(6)…….của Bản án (Quyết định) sơ thẩm (phúc thẩm) nêu trên đã ghi:(7) …
Nay được sửa chữa, bổ sung như sau: (8). …
Nơi nhận:
– (10)……………………;
– Lưu hồ sơ vụ án.
(9)…….
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án:
(1) và (5) nếu là
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Thông báo (ví dụ: Số: 01/2017/TB-TA).
(3) nếu Thông báo do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện thì ghi 45, nếu Thông báo do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án thực hiện thì ghi 44.
(4) ghi cụ thể số và ký hiệu Bản án, Quyết định (ví dụ: 168/2017/HS-PT ngày 03 tháng 6 năm 2017; 168/2017/HSST-QĐ ngày 03 tháng 6 năm 2017).
(6) ghi cụ thể trang có lỗi chính tả (số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai) của Bản án (Quyết định) (ví dụ: Trang 30).
(7) trích lại nguyên văn phần nội dung bản án có lỗi về chính tả (số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai) cần sửa chữa, bổ sung.
(8) ghi đầy đủ nội dung cần sửa chữa, bổ sung để khắc phục sai sót.
(9) nếu là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thì ghi “THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu là Chánh án thì ghi “CHÁNH ÁN”.
(10) ghi theo quy định tại Điều 262 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Một số quy định về thông báo sửa chữa, bổ sung bản án:
4.1. Quy định về thông báo sửa chữa, bổ sung bản án trong Bộ luật Tố tụng dân sự:
Khoản 1 Điều 268
“Điều 268. Sửa chữa, bổ sung bản án
1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.”
Tuy nhiên, Điều 486 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án, không phân biệt bản án hay quyết định; không phân biệt bản án, quyết định do Thẩm phán hay do Hội đồng xét xử ban hành.
“Điều 486. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu bằng văn bản Tòa án đã ra bản án, quyết định, giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.
2. Thẩm phán đã ra quyết định hoặc Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp họ không còn là Thẩm phán của Tòa án thì Chánh án Tòa án đó có trách nhiệm giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án.”
“1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Ðiều này phải do Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Trong trường hợp Thẩm phán đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó”.
– Thứ nhất: Theo người viết khi thực hiện việc kiểm sát các Thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án cần phải kiểm sát kỹ 02 vấn đề:
+ Một là nội dung sửa chữa, bổ sung, có xem xét đối chiếu với bản án mà trước đó Tòa án đã gửi cho Viện kiểm sát, những nội dung mà Tòa án ra thông báo sửa chữa, bổ sung có trái với quy định. Bởi vì có những vụ án Tòa án ra thông báo sửa chữa, bổ sung những nội dung không phải là lỗi chính tả cũng không phải do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai, mà những nội dung đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của một trong các bên đương sự. Vấn đề này cũng được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có thể dẫn đến hủy bản án của Tòa án. Trong trường hợp này có trách nhiệm của Kiểm sát viên khi kiểm sát không chặc chẽ các văn bản tố tụng.
+ Hai là mẫu thông báo, xem có đúng biểu mẫu quy định hay không.
– Thứ hai: Nhưng thực tế trong hồ sơ không thể hiện có ý kiến của các Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử vu án đó. Xem xét các văn bản pháp luật cũng chưa có hướng dẫn cụ thể việc phối hợp giữa Thẩm phán với các Hội thẩm nhân dân trong việc sửa chữa, bổ sung bản án. Việc phối hợp đó được thực hiện như thế nào? Cần phải có biên bản lưu trong hồ sơ vụ án hay không? Đối với những vụ án mà Tòa án đã thông báo sửa chữa, bổ sung liệu có vụ án nào đảm bảo việc phối hợp đó? Có chăng là tự Thẩm phán sửa chửa, bổ sung mà Hội thẩm nhân dân không biết đến.
4.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về giải thích, sữa chữa bản án, quyết định của Tòa án:
Như vậy, bản án hình sự được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là văn bản vô cùng quan trọng vì vậy đòi hỏi tính cẩn thận và tỷ mỉ của Hội đồng xét xử các sai sót trong bản án khi giải thích, sữa chữa cần tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự .
+ Đối tượng yêu cầu giải thích và sửa chữa bản án, quyết định bao bao gồm: Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án, như vậy, gần như tất cả các đối tượng có liên quan đến Bản án đều có quyền yêu cầu Tòa án giải thích, sữa chữa bản án.
+ Chủ thể có thẩm quyền giải thích, sữa chữa bản án, quyết định bao gồm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án và quyết định đối với trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được việc giải thích avf sữa chữa thì thẩm quyền thuộc về Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định.
Cơ sở pháp lý: