Khi có yêu cầu về việc nhận yêu cầu thi hành án thì cơ quan có thẩm quyền phải gửi thông báo nhận yêu cầu thi hành án theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định. Vậy mẫu thông báo nhận yêu cầu thi hành án bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo nhận yêu cầu thi hành án là gì?
Mẫu thông báo nhận yêu cầu thi hành án là mẫu thông báo được dùng để thông báo về việc Phòng thi hành án đã tiếp nhận được yêu cầu về việc thi hành án, việc thông báo yêu cầu thi hành án do Trưởng phòng thi hành án xác nhận và ký nhằm thông báo cho các cơ quan có liên quan biết về việc yêu cầu thi hành án để từ đó thực hiện tiến hành thi hành bản án, quyết định mà Toà án đã tuyên theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu thông báo nhận yêu cầu thi hành án:
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: …………./TB-PTHA.
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày ….. tháng ……. năm ……
THÔNG BÁO
(Về việc nhận yêu cầu thi hành án)
Kính gửi: ……(1)
Ngày …… tháng ….. năm …….,(2) Phòng Thi hành án ………(3) đã nhận được yêu cầu thi hành án ngày ……. tháng …… năm……… của…(4)
Các tài liệu kèm theo gồm có: …..(5)
Phòng Thi hành án ……(3) sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Vậy, thông báo để ………. biết./.
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu thông báo nhân yêu cầu thi hành án;
(1): Điền tên cơ quan được thông báo
(2): Điền ngày, tháng, năm nhận yêu cầu
(3): Điền tên phòng thi hành án đã nhận yêu cầu thi hành án
(4): Điền ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án
(5): Điền tài liệu kèm theo
4. Quy định của pháp luật về yêu vầu thi hành án:
– Khi bản án, quyết định dân sự được thi hành, căn cứ vào bản án, quyết định các đương sự được tự thi hành các quyền, nghĩa vụ thi hành án của họ. Trường hợp không tự thi hành án với nhau được thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự do pháp luật quy định
– Theo quy định tại Điều 482
+ Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
+ Bản án, quyết định của toà án cấp phúc thẩm;
+ Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của toà án;
+ Bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài đã được toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
+ Quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật mà đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại toà án;
+ Quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài mà được sự không có yêu cầu huỷ hoặc kể từ ngày quyết định của toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực trong trường hợp đương sự có yêu cầu toà án huỷ quyết định trọng tài hoặc sau ngày quyết định được đăng kí đối với quyết định trọng tài vụ việc.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Điều luật này còn quy định những bản án, quyết định được thi hành bao gồm cả những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng theo quy định của pháp luật được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc khiếu nại như bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc, quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án dân sự thì thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
Bước 1:
– Người có quyền yêu cầu thi hành án bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án có thể tự mình yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án hoặc uỷ quyền cho người đại diện thực hiện việc yêu cầu thi hành án.
– Nộp đơn: Việc yêu cầu thi hành án được thực hiện bằng việc nộp đơn yêu cầu thi hành án hoặc gửi đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án qua bưu điện hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi hoặc ngày người yêu cầu thi hành án trình bày yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự.
-Theo đó, đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn và kí tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ kí của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.
– Trong trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp đến cơ quan thi hành án dân sự trình bày bằng lời nói yêu cầu thi hành án thì cơ quan này phải lập biên bản ghi rõ các nội dung như đơn yêu cầu (nêu trên), có chữ kí hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ kí của người lập biên bản.
– Khi yêu cầu thi hành án dân sự, người có yêu cầu thi hành án phải gửi kèm theo đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Người yêu cầu thi hành án cũng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 LTHADS ngay khi yêu cầu thi hành án dân sự.
Bước 2: Nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự
– Để bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương sự và có cơ sở xác định trách nhiệm tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự khi cần thiết, pháp luật quy định việc nhận và trả lại đơn yêu cầu thi hành án cũng phải được thể hiện trên các văn bản như việc yêu cầu thi hành án.
– Theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật thi hành án dân sự, khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu. Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thể hiện đầy đủ các nội dung như sau:
+ Ngày, tháng, năm nhận đơn yêu cầu;
+Số, ngày, tháng, năm ra bản án, quyết định;
+ Tên cơ quan ra bản án, quyết định;
+ Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
+ Họ, tên, địa chỉ của người phải thi hành án;
+ Người được thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án và tài liệu khác kèm theo.
Việc gửi thông báo cho người yêu cầu được thực hiện qua việc cấp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án.
– Đối với trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật hoặc không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và không yêu cầu xác minh thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi quyết định thi hành án. Đối với trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ các điều kiện thi hành án theo quy định của pháp luật thì cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật( Người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án, nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định. Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án; hoặc đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lí do của việc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án cho người nộp đơn yêu cầu thi hành án biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu thi hành án.)
– Cơ sở pháp lý:
+