Các cơ quan thuế, cục thuế, chi cục thuế thông báo về việc người nộp thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế cho người nộp thuế biết. Vậy mẫu thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế là gì?
2. Mẫu thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________
…, ngày….tháng….năm ……
THÔNG BÁO
Về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế
– Căn cứ Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019;
– Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Căn cứ Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế.
– Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của (4) mã số thuế …(5)… nộp ngày …tháng … năm…
…(6)… thông báo ….(4)…., địa chỉ …(7)… chấm dứt hiệu lực mã số thuế …(5)… từ ngày ban hành Thông báo này. Mã số thuế đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Nếu có vướng mắc, xin vui lòng liên hệ với cơ quan thuế:
….(6)… (8)…
Địa chỉ: (9)
Số điện thoại: Địa chỉ E-mail:
Cơ quan thuế thông báo để ….(4)…. được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
– <NNT>;
– <Các bộ phận có liên quan: Thanh tra kiểm tra,…>;
– Lưu: VT, bộ phận ban hành TB.
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (10)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
(1): Tên cơ quan thuế cấp trên
(2): Tên cơ quan thuế cấp dưới
(3): Cục Thuế (CT) hoặc Chi cục Thuế (CCT)
(4): Tên người nộp thuế
(5): Mã số thuế/mã số doanh nghiệp của người nộp thuế
(6): Tên cơ quan thuế ban hành Thông báo
(7): Địa chỉ của người nộp thuế
(8): Bộ phận mà người nộp thuế có thể liên hệ
(9): Ghi cụ thể địa chỉ cơ quan thuế ban hành Thông báo
(10): Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc thừa ủy quyền theo quy định
4. Một số quy định về thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
Theo Điều 39 Luật quản lý thuế quy định cụ thể, mã số thuế bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Một là, Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
Hai là, Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Ba là, Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Bốn là, Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
Năm là, Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
Sáu là, Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
Bảy là, Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
Tám là, Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
Chính là, Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
Mười là, Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
Theo đó:
– Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
– Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật Quản lý thuế;
– Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
– Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
– Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế và các giấy tờ khác có liên quan.
Như vậy người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi thực hiện tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác bao gồm đơn vị chủ quản và đơn vị trục thuộc thì hồ sơ được quy định khác nhau theo Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:
Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định giải thể, hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản, hoặc Quyết định chia, hoặc Hợp đồng hợp nhất, hoặc Hợp đồng sáp nhập, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc đã được cấp mã số thuế 13 số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản cho các đơn vị trực thuộc để yêu cầu đơn vị trực thuộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Đối với đơn vị trực thuộc, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;
– Bản thanh lý hợp đồng (nếu có) hoặc văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tham gia hợp đồng dầu khí đối với nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
– Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (nếu có).
Đối với Doanh nghiệp
Hồ sơ của doanh nghiệp để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:
Trường hợp doanh nghiệp tự giải thể, hồ sơ gồm:
– Quyết định giải thể; biên bản họp; văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
Trường hợp giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của
Như vậy, để chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài doanh nghiệp, hợp tác xã thì cần phải nộp hồ sơ lên các cơ quan thuế, cục thuế, chi cục thuế Theo quy định của Luật quản lý thuế và Thông tư 105/2020/TT-BTC để được chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Cơ sở pháp lý:
– Luật quản lý thuế 2019;
– Thông tư 105/2020/TT-BTC.