Trong quá trình thực hiện đấu giá tài sản của người bị thi hành án nếu không có người tham gia đấu giá tài sản thì cần lập mẫu thông báo không có người tham gia đấu giá.
Mục lục bài viết
1. Thông báo không có người tham gia đấu giá là gì?
Ta có thể hiểu về bản chất, đấu giá hàng hóa là một hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng có thể tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá để thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định về đấu giá trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở những cấp độ khác nhau. Trong quá trình đấu giá cũng có rất nhiều biểu mẫu được ban hành để đảm bảo quá trình hoạt động của việc đấu giá tài sản. Mẫu thông báo không có người tham gia đấu giá là một trong số đó, được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động đấu giá.
Mẫu thông báo không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành là mẫu bản thông báo được lập ra nhằm mục đích để đưa ra thông báo về việc không có người tham gia đấu giá. Mẫu thông báo phải nêu rõ người được thi hành án, người được phải thi hành án, chấp hành viên Phòng Thi hành án, thông tin người được thi hành án, thông tin người được thi hành án, nội dung thông báo không có người tham gia đấu giá,… Mẫu hông báo không có người tham gia đấu giá được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.
2. Mẫu thông báo không có người tham gia đấu giá:
Mẫu số 45/PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: …../TB-PTHA
……., ngày ….. tháng ……. năm ……
THÔNG BÁO
Về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành
Kính gửi: ………
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …….;
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……. ngày …… tháng ……. năm …… của Trưởng phòng Thi hành án …..;
Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế thi hành án số …… ngày …… tháng …… năm ……. của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……;
Căn cứ kết quả thẩm định giá ngày….tháng….năm …. của ……;
Căn cứ Thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành số …… ngày….. tháng….năm… của… (tên tổ chức thẩm định giá);
Chấp hành viên Phòng Thi hành án …. thông báo cho:
Người được thi hành án: …….
địa chỉ: ………
Người phải thi hành án: ………..
địa chỉ: ………
Nội dung: ………
Yêu cầu các bên thỏa thuận về mức giảm giá tài sản. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo này nếu các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá thì Chấp hành viên sẽ quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.
Vậy, thông báo để ……… biết./.
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Viện KSQS….;
– Lưu: VT; HS, THA; …
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo không có người tham gia đấu giá:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 45/PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan, cá nhân tiếp nhận thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành.
+ Căn cứ pháp lý ban hành thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành.
+ Nội dung thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của chấp hành viên.
4. Quy định về chủ thể của bán đấu giá tài sản:
Chủ thể của bán đấu giá tài sản bao gồm người bán đấu giá, người có tài sản bán đấu giá và người mua tài sản đấu giá.
4.1. Người bán đấu giá:
Người bán đấu giá là trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do Sở tư pháp trực tiếp quản lí hoặc các tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá và có tư cách pháp nhân. Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.
– Người bán đấu giá có các nghĩa vụ sau:
+ Tổ chức đấu giá tài sản có nghĩa vụ thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác thông tin cần thiết có liên quan đến tài sản đấu giá.
Đối với tài sản đấu giá là bất động sản thì các thông tin về bán đấu giá như: ngày, tháng bán đấu giá, loại tài sản, chất lượng giá khởi điểm… phải được niêm yết tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá tài sản và uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất 15 ngày tính đến ngày bán đấu giá.
Nếu tài sản đấu giá là động sản thì các thông tin phải công khai tại trụ sở của tổ chức đấu giá tài sản và nơi bán đấu giá ít nhất 07 ngày trước khi bán đấu giá.
+ Ngoài ra, theo yêu cầu của người có tài sản đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 57 Luật đấu giá tài sản.
+ Tổ chức đấu giá tài sản phải bảo quản tài sản được giao, không được sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại.
Cần lưu ý trước khi bán đấu giá phải trưng bày, cho xem hồ sơ tài sản bán đấu giá. Đặc biệt đối với tài sản như nhà ở, quyền sử dụng đất phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Tổ chức đấu giá tài sấn phải đảm bảo quyền sở hữu cho người mua về nhà ở, đảm bảo quyền sử dụng đất cho người mua theo các quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong
– Quyền của người bán đấu giá bao gồm:
+ Tổ chức đấu giá tài sản có quyền yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tih liên quan đến tài sản bán đấu giá và chịu trách nhiệm về các thông tin đó.
+ Tổ chức đấu giá tài sản có quyền yêu cầu người mua phải thực hiện đúng
4.2. Người có tài sản đấu giá:
Người có tài sản đấu giá là chủ sở hữu của tài sản hoặc là người được chủ sở hữu ủy quyền bán hoặc người có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật. Người có tài sản đấu giá kí hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản. Các bên bàn bạc định giá khởi điểm bán đấu giá, giá khởi điểm bán đấu giá do người có tài sản quyết định nếu là chủ sở hữu.
Trong trường hợp bán đấu giá để thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án sẽ là người có tài sản đấu giá và kí hợp đồng dịch vụ đấu giá với tổ chức đấu giá tài sản. Trong trường hợp này, vì người phải thi hành án dân sự không tự nguyên thực hiện quyết định, bản án của toà án, cho nên theo yêu cầu của người được thi hành án cơ quan thi hành án cưỡng chế bán đấu giá tài sản để thi hành án và kí hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản để thực hiện nhiệm vụ của mình.
– Nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá bao gồm:
+ Người có tài sản đấu giá có nghĩa vụ chuyên tài sản cho tổ chức đấu giá tài sản nếu là động sản.
Nếu là bất động sản, phải chuyển toàn bộ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản, nếu bán đấu giá tài sản để thi hành án thì người có tài sản cần phải chuyển giao văn bản hợp đồng, vãn bản thế chấp, cầm cố hoặc quyết định của cơ quan thi hành án.
+ Ngoài ra, người có tài sản đấu giá có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết về tài sản bán đấu giá. Người có tài sản đấu giá phải nộp tiền lệ phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
4.3. Người mua tài sản đấu giá:
Người mua có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có nguyện vọng tham gia đấu giá tài sản. Trong số những người đã tham gia đấu giá thì người nào trả giá cao nhất, người đó sẽ được mua tài sản đấu giá.
Nếu người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi người điều hành bán đấu giá tuyên bố được mua tài sản thì cuộc bán đấu giá tiếp tục và bắt đầu từ giá liền kề. Người rút lại giá không được hoàn trả khoản tiền đặt trước. Số tiền này thuộc về người có tài sản.
Trong trường hợp người trả giá cao nhất đã được mua tài sản đấu giá sau đó họ lại từ chối mua thì tài sản sẽ được bán cho người trả giá liền kề, nếu người được ưu tiên không mua tài sản thì cuộc bán đấu giá không thành. Người trả giá cao nhất không mua sẽ mất tiền đặt cọc đã được cọc trước đó. Đây được coi là số tiền được các cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá nộp cho bên tổ chức đấu giá nhằm bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng.
Người mua tài sản có quyền sở hữu tài sản kể từ khi nhận tài sản là động sản. Nếu tài sản là bất động sản thì quyền sở hữu phát sinh kể từ sau khi đăng kí trước bạ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.