Trước khi yêu cầu giám định tư pháp, người có quyền yêu cầu phải đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp và cơ quan này có quyền đồng ý hoặc từ chối nhưng phải nêu rõ lí do trong văn bản thông báo.
Mục lục bài viết
1. Thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại là gì?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: “Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.”, cụ thể hơn quy định này, Luật Giám định tư pháp nêu rõ: “Người có quyền tự mình yêu cầu giám định-sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận, bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”
Như vậy, người có quyền tự mình yêu cầu giám định có quyền đề nghị trưng cầu tới cơ quan tiến hành tố tụng khi thấy cần thiết.
Về nguyên tắc, việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu, do vậy, các chủ thể có quyền đề nghị giám định bổ sung tới cơ quan tiến hành tố tụng theo đúng thủ tục như lần đầu, tức là trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định bổ sung.
Đối với trường hợp đề nghị trưng cầu giám định lại, người có quyền yêu cầu giám định đề nghị giám định lại với người tiến hành tố tụng, trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thông thường, trường hợp đề nghị giám định lại khó được chấp nhận nhiều hơn trường hợp đề nghị giám định bổ sung.
Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật, có thể hiểu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại là văn bản trả lời của cơ quan tiến hành tố tụng khi nhận được đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại của người có quyền yêu cầu giám định khi không có những lí do không thể chấp nhận đề nghị đó.
Thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại là thủ tục bắt buộc mà cơ quan tiến hành tố tụng phải gửi tới cá nhân có đề nghị và phải đưa ra được lí do chính đáng, đây là cơ sở để họ tiến hành yêu cầu giám định với cơ quan giám định tư pháp thực hiện giám định. Đây là văn bản hợp pháp hóa cho mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người đề nghị, là căn cứ để tránh tình trạng chồng chéo trong quá trình trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.
Căn cứ để cá nhân đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại là quá trình xem xét kết luận giám đinh, đây là văn bản mà người yêu cầu giám định được nhận trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định của tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định. Dây cũng là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng quyết định có chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại hay không. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định
Thứ nhất, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Điều này chứng tỏ, việc đề nghị trưng cầu giám định là căn cứ phát sinh nghĩa vụ xem xét và ra quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ hai, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan. Thực tế, quy định này được ghi nhận ở Luật Giám định tư pháp là cơ quan, tổ chức giám định tư pháp phải là chủ thể gửi kết luận giám định tư pháp, tức là hoạt động thông báo này không có ý nghĩa nếu đặt trong mối tương quan về thời hạn được quy định ở Luật Giám định tư pháp.
Thứ ba, Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản. Như vậy, việc nhận kết luận giám định là cơ sở để họ xem xét, trình bày ý kiến và thực hiện quyền đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Thứ tư, trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đây là nội dung làm tiền đề cho sự ra đời của biểu mẫu mà Luật Dương Gia sẽ cung cấp tại mục 3.
Theo quy định của pháp luật, giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp: (1) Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc (2) khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Còn đối với giám định lại, được áp dụng trong trường hợp, có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác và việc giám định lại bắt buộc phải do người giám định khác thực hiện.
Giám định lại còn xảy ra trong trường hợp đặc biệt được ghi nhận tại Điều 212 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể:”Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
2. Mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại:
……..(1)……..
…………………..
Số: …(2)…….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……..(3)………, ngày …….. tháng …… năm…….
THÔNG BÁO
Về việc không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung/giám định lại
Kính gửi: (*)……….(4)…………
Căn cứ các điều 210, 211 và 214 Bộ luật Tố tụng hình sự,
Sau khi xem xét ý kiến về kết luận giám định, đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại đề ngày……….. tháng……… năm………..của ông/bà…………(5)……………. ;
Cơ quan…..(1)………
không chấp nhận đề nghị giám định bổ sung/giám định lại:….
Lý do:………(6)…….
Cơ quan……..(1)………
thông báo cho ông/bà biết.
Nơi nhận:
– Như trên;
– ………..
– ………..
– Hồ sơ 02 bản.
………(7)……..
3. Hướng dẫn mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại:
(1) Tên cơ quan tố tụng tiếp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại (Viện Kiểm sát, Tòa án, Cơ quan điều tra)- Mẫu này được áp dụng cho cơ quan điều tra, được ban hành bởi Bộ Công an.
(2) Ghi số, kí hiệu văn bản- điều này phụ thuộc vào cách ghi của cơ quan
(3) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm ra thông báo.
(4) (5) Ghi rõ bị can, bị hại, người tham gia tố tụng khác.
(6) Lí do không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại. ví dụ: Trong trường hợp cơ quan chức năng đã có đủ căn cứ để chứng minh mà không cần giám định bổ sung hay giám định lại.
(7) Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
Cơ sở pháp lý:
Luật Giám định tư pháp hợp nhất năm 2018
Thông tư 61/2017/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.