Khi kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu phải được lập thành biên bản và phải có thông báo kết quả nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Vậy mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
- 3 3. Hướng dẫn mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
- 4 4. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
1. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là gì?
Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là mẫu thông báo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra khi tiến hành thông báo kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu nêu rõ thông tin về tên phân bón, mã số phân bón, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ, số lượng, khối lượng, thông tin về tờ khai hải quan, danh mục hàng hoá, hoá đơn, vận đơn, tên của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, giấy đăng ký kiểm tra, địa điểm lấy mẫu kiểm tra, căn cứ để kiểm tra, kết quả kiểm tra (Lô hàng đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu hay lô hàng không đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu (nêu cụ thể lý do không đạt kèm theo kết quả kiểm tra chi tiết))
Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là mẫu văn bản được dùng để thông báo về kết quả kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chất lượng phân bón nhập khẩu, trong kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu nêu rõ về việc lô hàng đó có đạt yêu cầu về chất lượng và có đủ điều kiện để nhập khẩu hay không( nếu không đạt yêu cầu thì phải nêu rõ lý do). Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận về kết quả kiểm tra về chất lượng phân bón nhập khẩu.
Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành kiểm tra đăng ký nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu thì hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm những loại giấy tờ sau: (1) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo mẫu mà pháp luật đã quy định, (2) Bản chụp các giấy tờ sau:
2. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN NHẬP KHẨU
Tên phân bón: ……(1)
Mã số phân bón: ……(2) .
Ngày sản xuất ……, Hạn sử dụng …….., Xuất xứ………(3)
Số lượng: ……. Khối lượng: …(4)
Thuộc tờ khai hải quan số:….. ngày: …(5)
Đã làm thủ tục hải quan tại hải quan: ………(6)
Hợp đồng số:………. Ngày……(7)
Danh mục hàng hóa:………(8)
Hóa đơn số: …(9)
Vận đơn số: ……(10)
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ………(11)
Địa chỉ, số điện thoại: ……(12)
Giấy đăng ký kiểm tra số: ……(13)
Địa điểm lấy mẫu kiểm tra: …(14)
Căn cứ kiểm tra: ……(15)
KẾT QUẢ KIỂM TRA(16)
□ Lô hàng đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu
□ Lô hàng không đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu (nêu cụ thể lý do không đạt kèm theo kết quả kiểm tra chi tiết)
Nơi nhận:
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
– Hải quan cửa khẩu;
– Lưu:.. (tên cơ quan kiểm tra nhà nước)
TÊN CƠ QUAN
KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
(1): Điền tên phân bón
(2): Điền mã số phân bón
(3): Điền ngày sản xuất/Hạn sử dụng /Xuất xứ
(4): Điền số lượng, khối lượng
(5): Điền tờ khai hải quan
(6): Điền thủ tục hải quan tại hải quan
(7): Điền số hợp đồng
(8): Điền danh mục hàng hóa
(9): Điền hóa đơn
(10): Điền số vận đơn
(11): Điền tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
(12): Điền địa chỉ, số điện thoại
(13): Điền số giấy đăng ký kiểm tra
(14): Điền địa điểm lấy mẫu kiểm tra
(15): Điền căn cứ kiểm tra
(16): Điền kết quả kiểm tra.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
– Theo quy định của pháp luật, kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu, theo đó, trình tự kiểm tra và lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu được thực hiện theo bốn bước như sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan như đã nêu ở trên và gửi đến Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm đáp ứng những quy định mà pháp luật đã quy định.
– Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: sau khi tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định( trong một ngày làm việc). Sau khi kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định.
+Nếu hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 3: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn tất lấy mẫu thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế của phân bón theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng chưa được chỉ định cho các phòng thử nghiệm trong nước thì cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón xem xét chấp thuận kết quả thử nghiệm chất lượng của nhà sản xuất.
– Bước 4 :Thông báo kết quả kiểm tra: Cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật (trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra). Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
* Lưu ý: trong một số trường hợp sẽ được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu, theo đó, chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu được áp dụng trong những trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu.
– Trường hợp 2: khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.
Khi tiến hành miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu thì phải được lập thành văn bản và hồ sơ và trình tự đề nghị miễn giảm kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn miễn giảm kiểm tra:
+ Pháp luật quy định về thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng. Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định đối với phân bón được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên.
+ Trong thời gian áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nhà nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước theo quy định cho cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu. Khi đó, cơ quan kiểm tra chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo tần suất quy định của pháp luật.
+ Trong thời hạn 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân( trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền không lấy mẫu kiểm tra chất lượng). Tuy nhiên, trong thời hạn áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón có văn bản thông báo ngừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở pháp lý: Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón.