Giám đốc thẩm là một thủ tục rất đặc biệt được quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật liên quan. Trong quá trình thực hiện thủ tục giám đốc thẩm có rất nhiều mẫu biên bản được ban hành. Mẫu thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm là một trong số đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm theo mẫu số 51-HC:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm:
- 4 4. Một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm:
1. Thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm là gì?
Ngày nay, có không ít những vụ án oan, án sai gây ra những thiệt hại và tổn thất về vật chất cũng như tinh thần cho các chủ thể. Không phải trong bất cứ trường hợp nào, bản án hay quyết định của Tòa án cũng hoàn toàn đúng và phù hợp với quy định của pháp luật. Chính bởi vì thể, nhằm mục đích đảm bảo cho việc xét xử của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các đương sự thì các đương sự có thể đề nghị giám đốc thẩm giúp lật lại vụ án. Thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm được sử dụng phổ biến trong thực tế và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Mẫu số 51-HC Thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của các đương sự. Mẫu nêu rõ thông tin nơi tiếp nhận biên bản, ý kiến của Tóa án nhân dân, thông báo về việc giải quyết đơn đề nghị,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản Chánh án cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để biên bản có giá trị. Cần lưu ý đối với trường hợp Chánh án phân công cho người có thẩm quyền ký thay, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền thì người đó ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
2. Mẫu thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm theo mẫu số 51-HC:
TÒA ÁN NHÂN DÂN …(1)
––––––––––––––
Số: …/…./TB-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–––––––––––––––––
…., ngày…. tháng…. năm….
THÔNG BÁO
Giải quyết đơn đề nghị (thông báo, kiến nghị)(2) xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
Kính gửi: (3)………
Địa chỉ: (4)………
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án,
Tòa án nhân dân ………. có ý kiến như sau:
1. ………..
2. ………..
Vì vậy, không có căn cứ để kháng nghị Bản án (Quyết định)………. số…………. ngày….. tháng….. năm…… nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tòa án nhân dân…….. thông báo để………. biết.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Chánh án TAND … (để b/c);
– VKSND cùng cấp (để biết);
– TAND cấp phúc thẩm;
– TAND cấp sơ thẩm;
– Cục/Chi cục THADS ….;
– Lưu: VT (VP, ….), hồ sơ vụ án.
CHÁNH ÁN(8)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo thông báo giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân nhận đơn đề nghị; nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(2) và (5) Tùy thuộc vào chủ thể có đơn đề nghị, thông báo hoặc kiến nghị quy định tại Điều 256 của Luật TTHC mà ghi cho phù hợp.
(3) (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ người đề nghị, kiến nghị, thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức. Cần lưu ý đối với cá nhân thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).
(6) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(8) Trường hợp Chánh án phân công cho người có thẩm quyền ký thay, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền thì người đó ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
4. Một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm:
4.1. Thủ tục giám đốc thẩm là gì?
Trên thực tế, giám đốc thẩm là một thủ tục rất đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thủ tục này giám đốc thẩm là một hình thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự.
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử. Tính chất đặc biệt thể hiện ở những đặc điểm cụ thể sau đây:
– Đặc điểm đầu tiên là giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó.
– Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
– Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
Giám đốc thẩm được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
+ Về nguyên tắc đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì sẽ được đưa ra thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
+ Trong một số trường hợp mặc dù bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại không đúng với bản chất vụ việc của pháp luật. Trong trường hợp này nếu đưa bản án, quyết định đó ra thi hành thì sẽ gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
+ Bởi vì vậy, nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện không đúng với bản chất sự việc hay có những vi phạm, sai lầm nghiêm trọng về pháp luật gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của đương sự thì cần đặt ra thủ tục xét lại bản án, quyết định đó và điều này là hoàn toàn hợp lý.
– Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước ta.
Khác với các cấp xét xử dân sự, người có quyền, lợi ích liên quan có thể làm đơn hay thực hiện thủ tục kháng cáo để bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi chưa được đảm bảo.
+ Nhưng ở giám đốc thẩm họ không có quyền kháng cáo nữa mà chỉ có thể thông báo với các cơ quan có thẩm quyền để họ thực hiện thủ tục kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
+ Chỉ có những đối tượng được quy định tại Điều 331
4.2. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
Theo Điều 326
Theo quy định của pháp luật thì bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
– Căn cứ thứ nhất: bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
– Căn cứ thứ hai: bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
– Căn cứ thứ ba: bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Trên thực tế, căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi vì thông qua những căn cứ được quy định cụ thể này mà có thể khắc phục được những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Khi xác định vụ án có những sai lầm hay phát hiện thấy các tình tiết khách quan của vụ án thì có thể thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
4.3. Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm:
Bên cạnh việc tìm hiểu về nội dung của thủ tục giám đốc thẩm việc xác định chủ thể kháng nghị cũng rất quan trọng và cần được quan tâm.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại Điều 331 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 bao gồm các chủ thể sau đây:
– Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân cấp cao và của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết (trừ các Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao) có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
– Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu và khu vực có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
– Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Pháp luật cũng đã quy định rất rõ về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Tùy vào tính chất, mực độ và phạm vi của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp mà thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng được quy định khác nhau. Từ đó, giúp đảm bảo vụ án được giải quyết đúng trình tự, thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể của các cấp Tòa án đối với việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
4.4. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm:
Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm được pháp luật nước ta quy định cụ thể như sau:
– Trong trường hợp nếu kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chỉ được tiến hành trong hạn là một năm.
– Trong trường hợp nếu kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án chết mà cần minh oan cho họ.