Hiện nay, có các hình thức dự trữ bắt buộc do pháp luật quy định với các mục đích để khống chế khả năng tạo tiền hay hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiểm soát cung tiền tệ...Trong đó có hình thức dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc. Vậy, mẫu thông báo dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu thông báo dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
1. Mẫu thông báo dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là gì?
Dự trữ bắt buộc được hiểu là tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các ngân hàng thương mại buộc phải giữ làm dự trữ theo yêu cầu của ngân hàng trung ương theo quy định của pháp luật đề ra. Thông thường, đối với các ngân hàng thương mại phải gửi số tiền này vào một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng trung ương. Ben cạnh đó cũng cần chú ý rằng ngân hàng trung ương thường quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau theo quy định của pháp luật hiện hành
Trong hoạt động tín dụng và thanh toán, đối với các các ngân hàng thương mại có khả năng biến những khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra bội số tín dụng, nghĩa là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào ngân hàng trung ương không được hưởng lãi. theo đó với cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại theo quy định
Theo đó, công cụ dự trữ bắt buộc mang tính áp đặt trực tiếp, và đầy quyền lực và cực kỳ quan trọng để điều khiển lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế trên thực tế
Mẫu thông báo dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc với mục đích để Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc nhân với số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tương ứng theo từng loại tiền gửi theo quy định của pháp luật
2. Mẫu thông báo dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỞ GIAO DỊCH
——–
…, ngày … tháng … năm .
THÔNG BÁO
DỰ TRỮ BẮT BUỘC TRONG KỲ DUY TRÌ DỰ TRỮ BẮT BUỘC THÁNG ….
VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TRỮ BẮT BUỘC THÁNG…. ĐỐI VỚI… (Tên tổ chức tín dụng)
– Căn cứ Thông tư số …. của Ngân hàng Nhà nước quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thông báo:
Đơn vị: triệu VND; ngàn USD/EUR/JPY/GBP/CHF
| Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng… năm… | Tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước (tháng… năm…) | ||
Dự trữ bắt buộc | Dự trữ thực tế | Vượt(+)/ thiếu(-) dự trữ bắt buộc | ||
Bằng VND |
|
|
|
|
Bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
Nơi nhận:
– Tổ chức tín dụng;
– Lưu: …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu thông báo dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
– Soạn thảo đầy đủ các nội dung trong Mẫu thông báo dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
– Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước được xác định theo quy định tại Điều 5, duy trì theo quy định của pháp luật. Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc nhân với số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tương ứng theo từng loại tiền gửi theo quy định, Căn cứ vào đó tại Thông tư Số: 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định:
4.1. Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc:
Tại Điều 3. Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc Thông tư Số: 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định:
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
2. Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.
3. Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.
Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định rõ về các trường hợp Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc như Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động, Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền đây đều thuộc các trường hợp của các tín dụng hạn chế hoặc không hoạt động, không gây tác đông lớn và không có các khả năng tạo tiền, không tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại theo quy định nên được xếp vào Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật và những lý do khác..
4.2. Duy trì dự trữ bắt buộc:
Tại Điều 9. Duy trì dự trữ bắt buộc Thông tư Số: 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định:
1. Tổ chức tín dụng duy trì dự trữ bắt buộc trên tài khoản thanh toán được mở tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng duy trì đầy đủ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc theo nguyên tắc sau:
a) Số dư bình quân tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm tại Sở Giao dịch và các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc (sau đây gọi là dự trữ thực tế) không thấp hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ đó.
Công thức tính dự trữ thực tế như sau:
Dự trữ thực tế | = | Tổng số dư tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước cuối mỗi ngày trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc |
Số ngày trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc |
b) Số dư tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước hằng ngày trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc có thể thấp hơn hoặc cao hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ đó.
3. Xác định vượt, thiếu dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng
a) Vượt dự trữ bắt buộc là phần vượt của dự trữ thực tế so với dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc;
b) Thiếu dự trữ bắt buộc là phần còn thiếu của dự trữ thực tế so với dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.
4. Tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Theo như trên thì có thể thấy, việc duy trì dự trữ bắt buộc được xây dựng trên cơ sở dự trữ bắt buộc trên tài khoản thanh toán được mở tại Ngân hàng Nhà nước, Ngoài ra theo quy định trên có thể thấy được pháp luật đã quy định chi tiết Công thức tính dự trữ thực tế và các Tổ chức tín dụng duy trì dự trữ bắt buộc xác định dựa trên cơ sở này và thực hiện đầy đủ theo các trình tự và thủ tục do pháp luật đề ra.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư Số: 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.