Khi tiến hành đối thoại giải quyết khiếu nại thì cơ quan có thẩm quyền phải lập thành văn bản đối thoại giải quyết khiếu nại và thông báo đối thoại đối với giải quyết khiếu nại. Vậy mẫu thông báo đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an là gì?
Mẫu thông báo đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an là mẫu thông báo do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi tiến hành đối thoại giải quyết khiếu nại. Mẫu thông báo đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an nêu rõ quá trình đối thoại giải quyết khiếu nại( thành phần tham gia,. nội dung đối thoại, giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm đối thoại..)
Mẫu thông báo đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an là mẫu thông báo được dùng để thông báo về việc đối thoại giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Mẫu thông báo đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền, các bên liên quan biết và chuẩn bị tham gia đối thoại giải quyết khiếu nại theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
2. Mẫu thông báo đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an:
……………
.…………
Số:…./TB-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………(1), ngày…tháng…năm…
THÔNG BÁO
(Về việc đối thoại giải quyết khiếu nại)
(lần thứ…..)
Kính gửi: …………(2)
Địa chỉ: ……
Căn cứ Điều 30,
Căn cứ
Căn cứ Thông tư số 68/2013/TT-BCA ngày 26/12/2013 Hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân;
Căn cứ Quyết định số……ngày……/……/…… của……(3) về việc xác minh nội dung khiếu nại của …… đối với……… thông báo:
Đúng…..giờ…..ngày…..tháng…..năm…..
Kính mời ông (bà): …………(4)
Có mặt tại: ……
để tiến hành đối thoại về những nội dung sau:……(5)
Đề nghị ……(4) khi đến mang theo Thông báo này và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại.
Thông báo này thay cho giấy mời.
Nơi nhận:
– …..
– Lưu: ….
……(11)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu thông báo đối thoại giải quyết khiếu nại của Bộ Công an:
(1): Điền ngày, tháng, năm thông báo
(2): Điền nơi tiếp nhận đơn
(3): Điền thông tin về xác minh nội dung khiếu nại
(4): Điền tên người tham gia đối thoại
(5) : Điền nội dung đối thoại
4. Quy định của pháp luật về tổ chức đối thoại:
– Đối thoại giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 15 Thông tư 11/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, theo đó, hình thức đối thoại được áp dụng đối với những trường hợp như: trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại phải tổ chức đối thoại và trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định về chế độ chính sách lần đầu nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại tổ chức đối thoại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh phải tổ chức đối thoại.
– Về trình tự đối thoại: trình tự đối thoại bao gồm những bước cơ bản như sau: chuẩn bị đối thoại, tiến hành đối thoại
Theo đó, khi tiến hành đối thoại thì sẽ được lập thành biên bản, ghi đầy đủ nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những nội dung còn có ý kiến khác nhau (nếu có) và các bên cùng ký. Thông báo, biên bản về việc đối thoại giải quyết khiếu nại thực hiện theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành ít nhất 03 bản, mỗi bên giữ một bản.
Các bước đối thoại:
+ Chuẩn bị đối thoại: trước khi đối thoại, để đảm bảo cho hoạt động đối thoại được diễn ra một cách chỉnh chu, nghiêm túc nhất và đạt được kết quả cao nhất thì không thể thiếu bước thẩm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ đã thu thập được. Theo đó, việc xác minh chuẩn bị hồ sơ đã được thẩm tra, xác minh; tài liệu, chứng cứ đã thu thập; dự thảo báo cáo kết quả xác minh; xác định nội dung cần trao đổi, đối thoại; thông báo với người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh chuẩn bị hồ sơ tiến hành hoạt động này. Khi tham gia đối thoại thì bao gồm những chủ thể, đó là: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại; người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại; người bị khiếu nại; cơ quan, đơn vị, cá nhân khác có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu .
+ Tiến hành đối thoại: trước hết khi tiến hành đối thoại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại như sau:
– Kiểm tra tư cách thành phần tham gia đối thoại; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh kết luận về nội dung đối thoại và hướng giải quyết, nêu lý do, nội quy đối thoại, hướng dẫn các bên cách thức, nội dung cần đối thoại; người có trách nhiệm xác minh báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại, ý kiến của đại diện cơ quan, đơn vị, cá nhân khác có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại trình bày ý kiến về nội dung sự việc, kết quả xác minh, kiến nghị giải quyết khiếu nại do người chủ trì đối thoại công bố; bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu, nguyện vọng của mình.
– Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư 68/2013/TT-BCA hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Theo đó:
– Thứ nhất, đối với quyết định kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại là những chủ thể sau:
+ Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ hoặc trực thuộc Tổng cục giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc quyền quản lý trực tiếp;
+ Tổng cục trưởng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về việc kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc quyền quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại
+ Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc quyền quản lý trực tiếp;
+ e) Bộ trưởng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về việc kỷ luật sĩ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
+ Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về việc kỷ luật sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn thuộc quyền quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại;
– Thứ hai, đối với quyết định kỷ luật học viên: thì chủ thể giải quyết khiếu nại là những chủ thể sau: Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định do mình ban hành về việc kỷ luật học viên hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
– Thứ ba, đối với quyết định kỷ luật công nhân Công an thì chủ thể giải quyết khiếu nại, đó là những chủ thể: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền quản lý công nhân Công an theo phân cấp giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành hoặc Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của Thủ trưởng quản lý công nhân Công an có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp. Các chủ thể tham gia giải quyết khiếu nại được quy định có sự khác nhau, điều này xuất phát từ tính chất, quy mô cũng như nội dung khiếu nại của các chủ thể. Theo quy định của pháp luật thì việc giải quyết khiếu nại, đối thoại giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
– Cơ sở pháp lý:
+ Thông tư 11/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
+ Thông tư 68/2013/TT-BCA hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.