Khi tiến hành điều tra, cơ quan Nhà nước phải hông báo cho người bào chữa về việc tiến hành hoạt động điều tra. Do đó mà mẫu thông báo cho người bào chữa về việc tiến hành hoạt động điều tra ra đời.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo cho người bào chữa về việc tiến hành hoạt động điều tra là gì?
Quyền bào chữa là một trong những chức năng quan trọng của các chủ thể được pháp luật quy định. Việc đưa ra các quy định về bào chữa đã góp phần giúp các cơ quan chức năng tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Quyền bào chữa của người bị buộc tội luôn là vấn đề quan trọng vì nó gắn liền với quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp Việt Nam quy định.
Mẫu thông báo cho người bào chữa tiến hành hoạt động điều tra là mẫu bản thông báo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để cơ quan có thẩm quyền thông báo cho người bào chữa về việc tiến hành hoạt động điều tra. Mẫu bản thông báo nêu rõ thông tin thời gian và địa điểm tiến hành điều tra, căn cứ pháp lý ban hành thông báo cho người bào chữa về việc tiến hành hoạt động điều tra, thông tin cơ quan điều tra, thông tin đối tượng bị tiến hành điều tra,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.
2. Mẫu thông báo cho người bào chữa về việc tiến hành hoạt động điều tra:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……..
……..
Số: ……
……, ngày…… tháng…… năm…….
THÔNG BÁO
Cho người bào chữa về việc tiến hành hoạt động điều tra
Kính gửi: ……
Cơ quan ………. đang tiến hành điều tra vụ án ………. theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số:………. ngày ……… tháng …….. năm
Căn cứ khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan ……
sẽ tiến hành (*) ……….
đối với: ……….
Thời gian: ……….
Địa điểm: ………..
Cơ quan……….. thông báo ông/bà: …. là người bào chữa cho: ……để biết trước khi tiến hành hoạt động điều tra trên.
Nơi nhận:
– Như trên;
– ……..
– Hồ sơ 02 bản.
…………….
Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo cho người bào chữa về việc tiến hành hoạt động điều tra:
– Ghi đầy đủ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
– Tên biên bản: thông báo cho người bào chữa về việc tiến hành hoạt động điều tra.
– (*) Ghi rõ: Lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ; hỏi cung bị can; đối chất; nhận dạng; nhận biết giọng nói hoặc hoạt động điều tra khác.
3. Quy định về trách nhiệm thông báo cho người bào chữa:
Trong quá trình xét xử vụ án, để bảo đảm thực hiện quyền của người bào chữa khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, hỏi cung người được bào chữa và các hoạt động tố tụng khác theo quy định, Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm thông báo cho người bào chữa, trong đó quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng dự liệu trong trường hợp mặc dù đã được thông báo nhưng người bào chữa vẫn không có mặt sẽ gây khó khăn cho hoạt động tố tụng, chính bởi vì vậy mà tại khoản 2 Điều 79 Bộ luật này quy định trong trường hợp người bào chữa đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn sẽ được tiến hành, trừ các trường hợp cụ thể sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
– Trường hợp thứ hai: Trường hợp bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; bị cáo là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa thì phiên tòa vẫn được xét xử.
Cần lưu ý rằng, sau khi đã thực hiện hoàn tất thủ tục đăng ký bào chữa, Điều tra viên sẽ phải giao các quyết định tố tụng liên quan đến người được bào chữa cho người bào chữa và thông báo cách thức liên lạc của Cơ quan điều tra, Điều tra viên với họ khi cần thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can.
Theo quy định hiện hành, Điều tra viên phải thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can cho người bào chữa trước mười hai giờ, đối với trường hợp người bào chữa ở xa có thể thông báo trước hai mươi bốn giờ.
Trong trường hợp không thể trì hoãn được việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can thì Điều tra viên tiến hành lấy lời khai, hỏi cung và sau đó phải thông báo cho người bào chữa biết. Khi người bào chữa đề nghị, Điều tra viên phải xác nhận thời gian làm việc thực tế của người bào chữa tham gia tố tụng trong quá trình điều tra vụ án.
4. Một số quy định về quyền bào chữa:
Đối tượng được bảo đảm quyền bào chữa:
Theo Điều 72
Ngoài ra, tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bị buộc tội bao gồm: Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã đưa ra quy định đối với các đối tượng được bảo đảm quyền bào chữa là người bị bắt. Quy định này đã thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Quy định về người bào chữa:
Cũng tại Điều 72 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện của người bị buộc tội; bào chữa viên nhân dân; trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Còn tại Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định 11 người không được bào chữa, tăng thêm năm trường hợp so với quy định của
Quy định về quyền của người bào chữa:
Theo Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã đưa ra các quy định mới về quyền của người bào chữa, cụ thể như sau:
– Người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, khi người bị bắt bị người tiến hành tố tụng lấy lời khai thì người bào chữa cho người bị bắt có quyền có mặt để nghe việc lấy lời khai.
– Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
– Người bào chữa có quyền được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này.
– Người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
– Người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ, kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Đây là một quy định hoàn toàn mới về quyền của người bào chữa.
Như vậy, ta nhận thấy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án thì người bào chữa cũng là chủ thể được quyền thu thập chứng cứ. Quyền này đã góp phần quan trọng để đảm bảo tính chính xác của vụ án, bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án hình sự.