Hợp đồng kinh tế là mẫu hợp đồng ngày càng phát triển trong thời đại hội nhập hiện nay, tuy nhiên do nhiều lí do khác nhau mà sau khi kí kết, các bên muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Dưới đây là mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng kinh tế được hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng kinh tế được hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất hoặc dịch vụ nghiên cứu, trao đổi hàng hóa hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh thương mại với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Một điều dễ nhận thấy rằng, đây là một khái niệm ngày càng có sự tiến bộ hơn hẳn. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau mà khái niệm này vẫn có những điểm hạn chế nhất định về mặt kĩ thuật và mặt nội dung. Cụ thể là về mặt kĩ thuật lập pháp, khái niệm trên được xây dựng không đáp ứng yêu cầu của một khái niệm khoa học và không có tính khái quát, tức là nó dài dòng nhưng không chính xác và đầy đủ. Xét về mặt nội dung thì khái niệm trên chưa thể hiện hết được những đặc trưng cơ bản của một hợp đồng kinh tế bao gồm: hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên chủ thể, việc ký kết hợp đồng kinh tế nhằm mục đích kinh doanh thương mại và hình thức pháp lý của hợp đồng kinh tế là văn bản tài liệu giao dịch. Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp không thể không được nhà nước quản lý. Vì vậy yếu tố kế hoạch tuy không là yếu tố trọng tâm nhưng cũng không thể thiếu trong quan hệ hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên về cơ bản thì hợp đồng kinh tế vẫn là sự thoả thuận và là sự tự nguyện giữa các bên chủ thể kinh doanh. Về mặt hình thức của hợp đồng kinh tế thì đó là phương thức biểu hiện nội dung của hợp đồng. Do nhận thức được tầm quan trọng của các giao dịch kinh tế cho nên pháp luật không thừa nhận bất cứ hình thức nào của hợp đồng ngoài những thỏa thuận bằng văn bản vì những lý do sau:
– Văn bản hợp đồng là hình thức pháp lý ghi nhận quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chủ thể một cách rõ ràng nhất, qua đó tránh tranh chấp sau này về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên;
– Văn bản hợp đồng là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp;
– Văn bản hợp đồng là hình thức pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng kinh tế. Có thể nói rằng hiện nay dấu hiệu hình thức văn bản của hợp đồng trở thành một tiêu thức quan trọng để phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Tuy nhiên có thể thấy rằng cho đến nay khi mà nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, hoạt động kinh doanh của các chủ thể đòi hỏi phải năng động và sáng tạo cũng như phải nhanh chóng chấp thời cơ, khi các phương tiện truyền thông đã có những bước phát triển rất xa so với những năm trước đây, thì quy định hình thức của hợp đồng kinh tế như trên là quá cứng nhắc và không còn phù hợp, nó khó thực hiện trên thực tế thậm chí còn gây trở ngại cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
2. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
THÔNG BÁO
Chấm dứt hợp đồng kinh tế
Số: …
Kính gửi: Ông/bà …
Ngày sinh: …
Căn cước công dân / Chứng minh thư nhân dân số: …
Ngày cấp: …
Nơi cấp: …
Địa chỉ đăng kí hộ khẩu thường trú: …
Số điện thoại: …
Thông tin chủ thể thông báo:
Tên tôi là: …
Ngày sinh: …
Căn cước công dân / Chứng minh thư nhân dân số: …
Ngày cấp: …
Nơi cấp: …
Địa chỉ đăng kí hộ khẩu thường trú: …
Số điện thoại: …
NỘI DUNG THÔNG BÁO NHƯ SAU: ….
Vì những lý do trên, tôi gửi thông báo này về việc Chấm dứt hợp đồng số … để ông/bà biết và thực hiện đúng nội dung trong Hợp đồng đã ký ngày … /… /… và các quy định của pháp luật.
Người lập thông báo
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Điều kiện để chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn:
Nhìn chung thì việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đây chính là việc kết thúc quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đối với thỏa thuận ban đầu khi họ tham gia vào quan hệ hợp đồng. Và việc chấm dứt này là do sự tự nguyện và ý chí chủ quan của các bên trước thời hạn mà các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên việc một bên chấm dứt thời hạn trước thỏa thuận sẽ phải thông báo bằng văn bản cho bên còn lại trong một khoảng thời gian hợp lý. Khi đó thì họ sẽ có nhu cầu soạn thảo một mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn để gửi đến các chủ thể còn lại thể hiện mong muốn và nguyện vọng của mình. Tuy nhiên để chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn thì phải thuận mãn được những điều kiện luật định, không thể chấm dứt một cách bừa bãi, cụ thể như sau:
– Việc chấm dứt phải tuân thủ theo thỏa thuận của các bên và khi chấm dứt cần phải thông báo cho bên còn lại một khoảng thời gian hợp lý bằng văn bản thông qua việc soạn thảo thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn;
– Việc chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn sẽ phải dựa trên những căn cứ nhất định ví dụ như xuất hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của bên còn lại …
– Chủ thể đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn phải là chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật như người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hoặc chính chủ thể là cá nhân đứng ra ký kết hợp đồng. Nếu như phía bên chấm dứt mà đơn phương chấm dứt không thông báo cho bên còn lại một khoảng thời gian hợp lý mà gây ra thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Việc bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng theo quy định của bộ luật dân sự hoặc theo thỏa thuận của các bên nếu như các bên có thỏa thuận riêng, việc bồi thường ở mức độ như thế nào sẽ tùy thuộc vào lỗi của các chủ thể bao gồm cả lỗi cố ý và lỗi vô ý.
4. Những nguyên tắc cơ bản khi chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn:
Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện. Nguyên tắc tự nguyện là nguyên tắc quan trọng trong giao kết và chấm dứt hợp đồng kinh tế. Việc đưa ra nguyên tắc tự nguyện trong giao kết và chấm dứt hợp đồng kinh tế là bước tiến mới đối với chế độ hợp đồng kinh tế nói riêng và pháp luật kinh tế Việt Nam nói chung trong thị trường kinh tế. Nguyên tắc này tạo cơ sở để hợp đồng kinh tế được thực hiện đúng bản chất của nó và tạo động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể, tránh trường hợp bị chấm dứt hợp đồng trái với ý muốn và nguyện vọng của họ, đi ngược với lý trí của các chủ thể. Bởi trong giai đoạn hiện nay thì vấn nạn cạnh tranh diễn ra khá phổ biến đặc biệt là trong một số lĩnh vực độc quyền kinh doanh, thì nguyên tắc tự nguyện sẽ giúp cho các đơn vị đó cạnh tranh một cách lành mạnh trên thương trường. Pháp luật nghiêm cấm các chủ thể ép buộc hoặc đưa ra những yêu sách bất bình đẳng đối với đối tác.
Thứ hai, nguyên tắc cùng có lợi. Cùng có lợi là nguyên tắc được đề cập trong lĩnh vực kinh tế thể hiện quan điểm hoàn toàn đúng đắn về các quan hệ trong kinh tế thị trường. Bởi suy cho cùng thì lợi ích vật chất chính là động lực cơ bản để thúc đẩy các quan hệ kinh tế. Nội dung nguyên tắc đề cao lợi ích của các chủ thể trong giao dịch đòi hỏi các chủ thể phải tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra ý định. Dứt hợp đồng kinh tế để đảm bảo quyền và lợi ích của mình cùng với các chủ thể khác. Tuy nhiên cũng có loại không có nghĩa là khoản lợi mỗi bên thu được trong quá trình thực hiện hợp đồng phải ngang nhau. Vì vậy trong thực tế thì mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế với mục đích khác nhau và nhiều trường hợp có thể chấp nhận thua lỗ trong một hợp đồng để đạt được một lợi ích trong tương lai mà không thể tính hết được bằng tiền.
Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng. Trong quan hệ kinh tế thị trường thì bình đẳng là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo quyền tự do kinh doanh cũng như tự do cạnh tranh một cách lành mạnh giữa các chủ thể, xóa bỏ triệt để cơ chế bao cấp, đề cao nguyên tắc bình đẳng đặc biệt trong các giao dịch kinh tế. Nội dung của nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể phải có đủ điều kiện để thiết lập với nhau hoặc có đủ điều kiện để chấm dứt hợp đồng kinh tế và các chủ thể luôn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Không thể có một bên chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ và bên còn lại chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền. Mặc dù các chủ thể đó có thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và quy mô kinh doanh khác nhau hoặc giữ vị trí khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Đối với giao dịch hợp đồng thì họ có thể tự nguyện thiết lập quan hệ đó và khi chấm dứt thì họ cũng sẽ tự nguyện chấm dứt, tức là không có bên nào có quyền ra lệnh hoặc áp đặt ý chí cho bên đối tác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.