Để hực hiện hoạt động chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh thì cần phải thông báo cho bên còn lại được biết về việc này thông qua mẫu thông báo. Vậy mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một loại hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư để phân chia lợi nhuận hoặc sản phẩm mà không thành lập một tổ chức kinh tế. Hình thức hợp tác này mang lại một số thuận lợi cho nhà đầu tư như: Tiết kiệm thời gian, chi phí do không phải làm hình thức để thành lập tổ chức kinh doanh; giúp các nhà đầu tư khác khắc phục những thiếu hụt trong quá trình hoạt động; thực hiện hợp đồng với năng lực pháp lý cá nhân, độc lập và linh hoạt…
Theo Luật Đầu tư của Việt Nam (2014), có nhiều hình thức đầu tư tại Việt Nam bao gồm đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (“BCC”). Ngày nay, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang có xu hướng lựa chọn BCC là hình thức đầu tư tại Việt Nam.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng giữa nhà đầu tư Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và sản phẩm. Hình thức đầu tư này không tạo ra một pháp nhân mới và riêng biệt. Do đó, không có giới hạn về trách nhiệm của các bên phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng BBC.
Các bên trong hợp đồng BCC phải thành lập ban điều phối để giám sát việc thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban điều phối do các bên thoả thuận. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên trong hợp đồng có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2014). Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng với BBC được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, có con dấu riêng, mở tài khoản ngân hàng, tuyển dụng nhân viên và thực hiện các hoạt động khác để thực hiện hợp đồng với BBC.
Mẫu công văn thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh được xác định là loại văn bản mà ở đây nội dung của nó thể hiện ý chí đơn phương của bên bị vi phạm thực hiện hoạt động thông báo cho bên còn lại của hợp đồng mà ở đây được xác định là bên vi phạm về việc chấm dứt quan hệ hợp đồng hợp tác giữa 2 bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh mà hai bên đã thực hiện việc giao kết trước đó. Bên vi phạm có thể nêu quan điểm xử lý hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc có cơ sở pháp lý rõ ràng.
Khi một bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh sử dụng mẫu công văn thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh khi sảy ra các trường hợp sau:
– Đối với hành vi vi phạm hợp đồng hoặc buộc thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng mà các bên không thể thỏa thuận được thì sẽ đi đế việc chấm dứt hợp đồng theo như quy định của pháp luật hiện hành.
– Khi các bên thông qua việc thỏa thuận nhưng vấn không có quan điểm chung về việc chốt được việc chấm dứt hợp đồng.
Trong trường hợp này, sẽ đảm bảo bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, vừa vẫn được coi là đã thiện chí trong thương lượng, hòa giải khi giải quyết tranh chấp hợp đồng khi một bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện hoạt đồng chấm dứt hợp đồng hợp tác này.
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh được sử dụng vào mục đích sau đây:
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh được lập ra để sử dụng khi 1 trong hai 2 bên có hợp tác kinh doanh với nhau trong hợp đồng; muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì cần tiến hành làm mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh doanh gửi đến bên công ty còn lại và tới cơ quan có thẩm quyền theo như quy định của pháp luật hiện hành để thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Khi một doanh nghiệp chỉ được gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh khi quyết định gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng đã được thông qua, và được công ty giao nhiệm vụ triển khai. Bởi việc gửi công văn sai rất khó để rút lại.
2. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
TÊN CÔNG TY (1)
Số: …/TB
…(2)…, ngày….tháng….năm ….
THÔNG BÁO
(V/v Chấm dứt hợp đồng hợp tác)
Kính gửi: – Ông/bà …………
– Công ty (trường hợp đối tác là tổ chức, doanh nghiệp)
Chúng tôi Công ty: …
MST: ….
Địa chỉ trụ sở: …Điện thoại liên hệ: ….
Người đại diện theo pháp luật:
Ông/bà: ….
Là Bên ….. trong hợp đồng hợp tác số …/HĐ ký với Ông/bà/Quý công ty ngày … tháng …. năm …..
Xét rằng:
– Căn cứ quy định tại
– Căn cứ Hợp đồng hợp tác số ….. đã ký ngày …/…/…. Giữa …… và … tại…..
Chúng tôi xin thông báo tới Ông/bà/Quý công ty nội dung sau:
– Chúng tôi quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác 01/2021/BCC với quý công ty.
– Các quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận giữa các bên theo hợp đồng sẽ chấm dứt kể từ ngày
…./…./…..
Lý do chấm dứt hợp đồng: ….
Trước khi chấm dứt hợp đồng Ông/bà/Quý công ty có nghĩa vụ ….
Trên tinh thần thiện chí trong kinh doanh chúng tôi vẫn lắng nghe ý kiến từ Quý công ty. Vui lòng phản hồi lại thông báo của chúng tôi trước ngày…/…/….
Người đại diện theo pháp luật/ Chức danh
(Ký, đóng dấu)
Nơi nhận:
–Như trên,
-Phòng HCHS, Phòng KT.
– Lưu VT./.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất:
Mặc dù hiện nay pháp luật không quy định cụ thể một mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng trong nội dung của thông báo này phải chứa đựng nội dung các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng (nội dung các thỏa thuận này không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội). Một mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh về cơ bản không thể thiếu các nội dung như:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ; số và ký hiệu, địa danh và ngày tháng năm lập,
– Thông tin của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh,
– Phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có);
– Tên, địa chỉ, điện thoại, đại diện theo pháp luật, fax, mã số thuế… của Công ty nơi nhận thông báo;
– Nêu rõ căn cứ để viết thông báo;
– Lý do chấm dứt hợp đồng, Quyền và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng,
– Lý do làm căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng: nêu rõ những hành vi mà bên vi phạm đã cố ý thực hiện làm vi phạm hợp đồng, không có thiện chí giải quyết vấn đề triệt để…;
– Đưa ra yêu cầu mong muốn: bên A yêu cầu bên B phối hợp thực hiện các công việc sau để giải quyết hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng…;
– Thẩm quyền người ký chữ ký; họ tên người ký, con dâu của tổ chức (nếu một hoặc các bên trong hợp đồng là tổ chức)
(1) Tên công ty ban hành thông báo (người sử dụng lao động);
(2) Tên địa danh.
4. Điều kiện hủy bỏ hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật đầu tư 2020 quy định: “Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.” Đối với việc chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh thì khi có một trong các điều kiện sau thì việc hủy bỏ hợp đồng mới được thực hiện đúng theo như quy định của pháp luật:
Thứ nhất, việc hủy bỏ hợp đồng hợp tác kinh doanh do chậm thực hiện nghĩa vụ. Đối với trường hợp bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng theo như quy định của phá luật.
Hay do mục đích của hợp đồng hợp tác kinh doanh không đạt được do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên trong thời hạn nhất định. Do đó, khi hết thời hạn bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 424 Bộ luật dân sự 2015.
Thứ hai, hủy bỏ hợp đồng hợp tác kinh doanh do không có khả năng thực hiện. Quy định này được hiểu là việc mục đích của bên có quyền trong hợp đồng hợp tác không đạt được khi bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, huỷ bỏ hợp đồng hợp tác kinh doanh trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng.