Hiện nay khi chấm dứt hợp đồng đại lý thì cần dùng mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý có nội dung ra sao? Các viết mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý là gì?
Mẫu văn bản
Hợp đồng đại lý là một hợp đồng pháp lý tạo ra mối quan hệ ủy thác, theo đó bên thứ nhất (“bên giao đại lý”) đồng ý rằng các hành động của bên thứ hai (“bên đại lý”) ràng buộc bên giao đại lý với các thỏa thuận sau này của bên đại lý như thể bên giao đại lý đã có. bản thân ông đã tự mình thực hiện các thỏa thuận sau này. Quyền hạn của người đại diện để ràng buộc người giao đại lý thường được gọi về mặt pháp lý là quyền hạn. Đại lý được tạo ra thông qua một thỏa thuận có thể là một hình thức thẩm quyền ngụ ý, chẳng hạn như khi một người đưa thẻ tín dụng của họ cho một người thân, chủ thẻ có thể được yêu cầu thanh toán cho các giao dịch mua do người thân đó thực hiện bằng thẻ tín dụng của họ.
Các nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng hóa thường xuyên chỉ định các đại lý thay mặt họ trong việc xúc tiến bán hàng, ở cả nước sở tại của nhà sản xuất cũng như ở nước ngoài. Một thỏa thuận chính thức thường được ký kết quy định hoa hồng mà đại lý sẽ nhận được, lãnh thổ, thời hạn và các điều khoản khác mà đại lý và đại lý sẽ kinh doanh cùng nhau.
Một đại lý nên được phân biệt với một nhà phân phối – theo cách nói thương mại, một nhà phân phối sẽ mua cổ phiếu từ nhà cung cấp hoặc đại lý và sau đó bán nó cho khách hàng của mình với giá niêm yết, trong khi một đại lý sẽ tìm khách hàng cho người giao hàng chính sau đó bán trực tiếp cho khách hàng và trả hoa hồng cho đại lý.
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý được xác lập khi có sự kiện phá lý là một bên trong hợp đồng đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo như quy định của pháp luật Việt Nam thì hợp đồng đại lý chịu sự điểm chính của
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý được dùng để thực hiện việc chấm dứt hợp đồng đại lý khi một trong các bên trong hợp đồng đại lý vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng; cá nhân, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại những nghĩa vụ của chính cá nhân, pháp nhân đó trong hợp đồng chưa thực hiện được. hay do nguyên nhân khách quan đó là hoàn cảnh thay đổi khác biệt hoàn toàn so với lúc ký kết hợp đồng đại lý.
Một bên trong hợp đồng đại lý có thể ra thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
– Thứ nhất, căn cứ vào Khoản 1 Điều 428
– Thứ hai, căn cứ vào Khoản 2 Điều 428
– Thứ ba, căn cứ vào Khoản 3 Điều 428 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Các bên ra thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý khi hoàn cảnh thay đổi khác biệt hoàn toàn. Trong trường hợp này, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời gian hợp lý. Nếu các bên không thể thống nhất về việc sửa đỗi hợp đồng trong thời hạn đó, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng vào một thời điểm xác định”
Như vậy, có thể thấy rằng, mỗi một trường hợp chấm dứt hợp đồng nêu trên chính là căn cứ để lập mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý. Tùy từng Mỗi trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý mà các bên sẽ chỉnh sửa nội dung để tạo ra một thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý hợp với trường hợp đó. Căn cứ để soạn thả thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý chính là hợp đồng đại lý hai bên đã ký phù kết, luật thương mại, luật dân sự và các luật chuyên ngành (nếu có)
2. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý mới nhất:
Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý được soạn thảo dưới đây. Lưu ý là mẫu này chỉ có tính chất tham khảo, bạn cần tìm hiễu, nghiên cứu các quy định của pháp luật hoặc xin tư vấn của luật sư trước:
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CÔNG TY A
—————–
Số: …/…-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…, ngày …. tháng …. năm……
THÔNG BÁO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Kính gửi: CÔNG TY ….
Địa chỉ: …
Đại diện theo pháp luật: ….
Điện thoại: …. Fax: ….
Mã số thuế: ….
– Căn cứ Hợp đồng … số:…./20…/Công ty A – Công ty B ký ngày.….tháng….năm 20…. về việc thực hiện …;
– Căn cứ vào yêu cầu … của bên A đối với bên B;
– Căn cứ tình hình thực tế thực hiện hợp đồng;
– Căn cứ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên;
Công ty chúng tôi trên tinh thần hợp tác và thiện chí, kính thông báo đến Quý công ty về việc giải quyết hợp đồng……………số:…../20…. như sau:
– Chúng tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng …số:…../20….kể từ….. giờ…… ngày…. tháng….. năm…… Vì những lý do sau:
1. Lý do chủ quan (yếu tố lỗi):…..
2. Lý do khách quan (sự kiện bất khả kháng..)
– Về quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được giải quyết như sau:
1. Đối với Bên A
2. Đối với Bên B
3. Đối với Bên thứ ba
– Cảnh báo về phương thức giải quyết tranh chấp:
Trên tinh thần cơ sở của Điều … của Hợp đồng số:…/20….; Điều….. Luật
Thương mại 2005; Điều……. Bộ luật Dân sự 2015, chúng tôi đề nghị Quý công ty hợp tác để giải quyết tốt đẹp nội dung chấm dứt hợp đồng trên trong thời hạn……ngày. Trong trường hợp, Quý công ty không hợp tác, một trong các bên có quyền đưa sự vụ đến cơ quan tài phán có thẩm quyền theo sự thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật về tố tụng như sau:
– Cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp ….
– Luật áp dụng giải quyết tranh chấp ….
– Liên hệ giải quyết:
Với tất cả thiện chí đàm phán, mọi thắc mắc hoặc các vấn đề phát sinh mà chúng tôi chưa đề cập, Quý công ty vui lòng liên hệ qua:
Hotline: ….
Email: ….
Địa chỉ: …, gặp … Phụ trách bộ phận…../.
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)
Nơi nhận:
– Như Điều…. ;
– Lưu VT;
– …;
3. Hướng dẫn viết mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý chi tiết nhất:
Mặc dù hiện nay pháp luật không quy định cụ thể một mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý nhưng trong nội dung của thông báo này phải chứa đựng nội dung các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng (nội dung các thỏa thuận này không được vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội). Một mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý về cơ bản không thể thiếu các nội dung như:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ; số và ký hiệu, địa danh và ngày tháng năm lập,
– Thông tin của các bên trong hợp đồng đại lý,
– Lý do chấm dứt hợp đồng, Quyền và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng,
– Phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có);
– Thẩm quyền người ký chữ ký; họ tên người ký, con dâu của tổ chức (nếu một hoặc các bên trong hợp đồng là tổ chức).