Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ phải thực hiện chấm dứt hoạt động theo các thủ tục luật định, trong đó có thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành gửi cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì, mục đích của mẫu thông báo?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Dịch vụ lữ hành là sản phẩm do doanh nghiệp du lịch cung cấp, đảm bảo các quyền lợi cần thiết cho chuyến đi của khách hàng như: di chuyển, lưu trú và ăn uống.
Theo Khoản 9 Điều 3 Luật này thì kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là văn bản do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành gửi cho Tổng cục Du lịch hoặc Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố với nội dung bao gồm thông tin của doanh nghiệp, lý do chấm dứt hoạt động kinh doanh…
Mục đích của mẫu thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành: doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ dùng mẫu thông báo này nhằm thông tin đến cơ quan có thẩm quyền về việc sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN DOANH NGHIỆP
——-
Số: /
… …, ngày … …tháng… …năm… ….
THÔNG BÁO
CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH….(1)….
Kính gửi: …………(2)………
Tên doanh nghiệp (chữ in hoa):……
Tên giao dịch:………
Tên viết tắt:…………
Địa chỉ trụ sở chính:……………
Điện thoại: …………. Fax:……
Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Giới tính: ……………….. Chức danh:
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành…(1)….số ………do……..(2) cấp ngày… tháng… năm …………
Lý do chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữhành:
Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với khách du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.
Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị……..(2)………….. ban hành Quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành và có công văn gửi Ngân hàng…(3)….để doanh nghiệp được giải tỏa tiền ký quỹ./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo:
(1) Quốc tế hoặc nội địa;
(2) Tổng cục Du lịch (trong trường hợp thông háo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế); Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố… (trong trường hợp thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa).
(3) Tên ngân hàng nơi doanh nghiệp đóng tiền ký quỹ.
4. Hồ sơ đề nghị và trình tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành:
4.1. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Điều 6
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với các trường hợp như sau:
– Trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp;
– Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp; Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 201 của
– Trường hợp doanh nghiệp phá sản, hồ sơ gồm: quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản kèm theo giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ phải chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể hoặc doanh nghiệp bị phá sản. Doanh nghiệp cần phải có đầy đủ hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp chấm dứt khác nhau. Đối với trường hợp tự chấm dứt thì hồ sơ sẽ chỉ cần thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp còn với trường hợp bị giải thể thì hồ sơ ngoài hai giấy phép trên còn phải có quyết định giải thể, quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4.2. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Điều 6 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định một số điều chi tiết của Luật du lịch có quy định về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản, theo đó:
Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Bước 3: Hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
– Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của pháp luật về phá sản.
Như vậy, theo quy định thì Doanh nghiệp sẽ phải gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn làm việc sau khi cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Chính thức chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Các doanh nghiệp cần làm đúng theo hồ sơ, trình tự thủ tục mà pháp luật quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích.
Tiền ký quỹ là tiền mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký quỹ lúc thành lập doanh nghiệp, khoản tiền ký quỹ này là một khoản tiền ( số tiền theo quy định của Luật du lịch) được phong tỏa trong tài khoản tại một ngân hàng nhằm đảm bảo những rủi ro trong quá trình kinh doanh. Sau khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành gửi hồ sơ chấm dứt hoạt động kinh doanh và đã hoàn thành xong thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành thì sẽ được hoàn lại số tiền ký quỹ trong thời hạn nhất định.
Như vậy, tổ chức kinh doanh dịch vụ lữ hành nếu thuộc một trong các trường hợp phải chấm dứt kinh doanh thì sẽ phải thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành theo đúng trình tự và quy định pháp luật.