Nhà tu hành là những tăng ni, tín đồ trong tự viện, Được phép thực hiện các lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, có quyền rằng đạo và truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo, đặt dưới sự quản lý trực tiếp về chuyên môn của Giáo hội phật giáo Việt Nam. Dưới đây là mẫu thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc nhà tu hành có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc nhà tu hành:
Mẫu thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc nhà tu hành hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số B23 ban hành kèm theo Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…(1)…, ngày … tháng … năm …
THÔNG BÁO
(V/v cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc)
Kính gửi: …(2)…
Tên tổ chức (chữ in hoa): …
Trụ sở: …
Thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc với các nội dung sau:
Người bị cách chức, bãi nhiệm: …
– Họ và tên: …
– Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): …
– Số căn cước công dân: …
– Chức vụ, phẩm vị (nếu có): …
Lý do cách chức, bãi nhiệm: …
Thời điểm cách chức, bãi nhiệm: …
Văn bản kèm theo: Văn bản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc cách chức, bãi nhiệm.
TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)
Cần lưu ý trong quá trình điền mẫu thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc nhà tu hành như sau:
(1) Cần phải ghi rõ địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 33, khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
2. Chức sắc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo và truyền đạo tại những địa điểm nào?
Trước hết, nhà tu hành là những tín đồ đã suất ra, nhà tu hành thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo sự quản lý của giáo lý, giáo luật và theo quy định của các tổ chức tôn giáo. Còn chức sắc là tín đồ được các tổ chức tôn giáo phong phẩm, giữ phẩm vị trong các tổ chức tôn giáo. Nhìn chung, theo quy định của pháp luật thì chức sắc và nhà tu hành được phép thực hiện các lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách của mình, về phương diện pháp lý, chức sắc và nhà tu hành được đặt dưới sự điều hành trực tiếp về chuyên môn của Giáo hội phật giáo Việt Nam, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với chính quyền.
Chức sắc có quyền thực hiện các lễ nghi tôn giáo/giảng đạo, truyền đạo tại một số địa điểm nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân. Theo đó:
- Mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo một tôn giáo bất kỳ hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào;
- Mỗi công dân đều có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, bày tỏ niềm tin tôn giáo, công dân có quyền thực hành lễ nghi tín ngưỡng, thực hành lễ nghi tôn giáo, tham gia vào các lễ hội, học tập và thực hành theo giáo lý, giáo luật tôn giáo;
- Mỗi công dân có quyền vào tu tại một cơ sở tôn giáo nhất định, công dân có quyền học tập và tu dưỡng tại cơ sở đào tạo tôn giáo, học tập và tu dưỡng tại lớp bồi dưỡng của các tổ chức tôn giáo. Đối với các cá nhân là người chưa thành niên khi vào tu tập tại cơ sở tôn giáo, học tập tại các cơ sở tôn giáo thì bắt buộc phải được cha mẹ hoặc được người giám hộ đồng ý;
- Chức sắc, chức việc, các nhà tu hành sẽ có quyền thực hiện và tổ chức hoạt động lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Những chủ thể được xác định là người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quyết định của pháp luật về thi hành án, những cá nhân là người đang chấp hành án phạt tù theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân là người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ có quyền sử dụng kinh sách, có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng và bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình;
- Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo của công dân.
Theo đó thì có thể nói, chức sắc và nhà tu hành là những người có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, có quyền tổ chức các buổi giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo hoặc tại các địa điểm hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chức sắc trong trường hợp là người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ có quyền giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc giảng đạo tại các địa điểm khác trên lãnh thổ Việt Nam căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016.
3. Hiến chương của tổ chức tôn giáo phải có những nội dung nào quy định về chức sắc?
Hiến chương của một tổ chức tôn giáo bắt buộc phải có những nội dung nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về hiến chương của tổ chức tôn giáo. Theo đó, Hiến chương của các tổ chức tôn giáo cần phải có các nội dung cơ bản như sau:
- Tên tổ chức tôn giáo;
- Tôn chỉ hoạt động, mục đích hoạt động, nguyên tắc hoạt động;
- Địa bàn hoạt động, trụ sở chính của tổ chức tôn giáo;
- Tài chính và tài sản của các tổ chức tôn giáo;
- Người đại diện theo pháp luật, con dấu của tổ chức tôn giáo;
- Chức năng của tổ chức tôn giáo, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức tôn giáo, cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của ban lãnh đạo đối với tổ chức tôn giáo, hoặc của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Điều kiện, thẩm quyền, tiêu chuẩn, cách chức, bổ nhiệm, bầu cử, thuyên chuyển, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
- Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể đối với các tổ chức tôn giáo, quá trình thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể của các tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Quá trình tổ chức các hội nghị, quá trình tổ chức đại hội, thể thức thông qua quyết định, sửa đổi hoặc bổ sung hiến chương của tổ chức tôn giáo, nguyên tắc giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ trong tổ chức tôn giáo;
- Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với các tổ chức tôn giáo trực thuộc, quan hệ giữa tổ chức tôn giáo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Như vậy, hiến chương của tổ chức tôn giáo bắt buộc phải có các nội dung cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016;
+ Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Thông tư 01/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
THAM KHẢO THÊM: