Trường hợp, cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của các cá nhân, doanh nghiệp có yêu cầu xóa nợ tiền thuế, tiền phạt mà phát hiện hồ sơ có sai sót thì phải làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt là gì?
Các doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh không đủ điều kiện để thực hiện việc nộp thuế theo quy định thì có thể nộp hò sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt. Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của doanh nghiệp, tổ chức mà phát hiện hồ sơ có sai sót cần sửa đổi, bổ sung thì cần phải thông báo cho cơ quan thế cấp dưới để cơ quan đó thông báo đến doanh nghiệp, tổ chức có yêu cầu xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thực hiện bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Mẫu thông báo bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được hiểu là bản thông báo được lập ra bởi cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục xóa nợ tiền thuế, tiền phạt để thông báo về việc bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các doanh nghiệp, tổ chức có yêu cầu xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
Mẫu thông báo bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục xóa nợ tiền thuế, tiền phạt sử dụng để gửi tới cơ quan thế cấp dưới để cơ quan đó thông báo đến các doanh nghiệp, tổ chức có yêu cầu xóa nợ tiền thuế, tiền phạt nhằm thông báo về việc bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật. Mẫu thông báo bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được sử dụng trong trường hợp sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của doanh nghiệp, tổ chức phát hiện có thiếu sót cần sửa đổi hoặc bổ sung.
2. Mẫu thông báo bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-———-———-
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ BAN HÀNH THÔNG BÁO
———–
Số: ……….
V/v: Thông báo bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt
………, ngày ………. tháng …….. năm….
Kính gửi: ………………….
Căn cứ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt kèm theo
Cơ quan thuế (tên cơ quan thuế)……………thông báo:
Hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không đầy đủ thủ tục theo quy định, cụ thể còn thiếu những nội dung và tài liệu sau đây:
…………………….
Đề nghị cơ quan thuế (tên cơ quan thuế)…………… hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của pháp luật và gửi về …(tên cơ quan thuế)…………… trước ngày ………………….
Cơ quan thuế (tên cơ quan thuế ra thông báo)…………… thông báo để cơ quan thuế (tên cơ quan thuế)…………… được biết./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT;….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ BAN HÀNH THÔNG BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập thông báo bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
Thông báo bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được coi là hợp lệ phải đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và hình thức đúng theo quy định của pháp luật.
– Phần mở đầu, bao gồm:
+ Tên cơ quan cấp trên/ Tên cơ quan thuế ban hành thông báo
+ Quốc hiệu – tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Kính gửi: Cơ quan thuế cấp dưới nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của các doanh nghiệp, tổ chức
– Phần nội dung chính của thông báo, bao gồm:
+ Căn cứ đề nghị bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt
+ Lý do cần bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt: do hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không đầy đủ thủ tục theo quy định, còn thiếu nội dung và tài liệu.
+ Đề nghị cơ quan thuế cấp dưới nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Phần kết: phải có chữ ký xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành thông báo bổ sung hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và đóng dấu.
4. Quy định về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
4.1. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
Theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, thì theo đó các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt bao gồm:
– Trường hợp 1: Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố là phá sản sau khi đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp 2: Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã mất năng lực hành vi dân sự mà cá nhân đó không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp 3: Các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế khác mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế và các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật nhưng không có khả năng thu hồi được số tiền thuế, tiền phạt đó.
– Trường hợp 4: Tiền thuế, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền phạt và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật mà vẫn còn thiệt hại và không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh dẫn tới không có khả năng nộp tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật.
4.2. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
Cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thực hiện lập và gửi hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đến cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện thủ tục xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt bao gồm:
– Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo mẫu quy định.
– Quyết định tuyên bố phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật.
– Các tài liệu khác có liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của doanh nghiệp, tổ chức được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật.
4.3. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
Theo quy định của pháp luật quản lý thuế thì thẩm quyền quyết định việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được quy định như sau:
– Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do trường hợp Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố là phá sản sau khi đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật và trường hợp Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã mất năng lực hành vi dân sự mà cá nhân đó không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ theo quy định của pháp luật.
– Đối với việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt do trường hợp các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế khác mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế và các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật nhưng không có khả năng thu hồi được số tiền thuế, tiền phạt đó thì thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân.
– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có mức nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5.000.000.000 đồng thì thẩm quyền quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đối với các khoản nợ từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng thì thẩm quyền quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc về Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; đối với các khoản nợ từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng thì thẩm quyền quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính; ối với các khoản nợ từ 15.000.000.000 đồng trở lên thì thẩm quyền quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo tình hình kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Hội đồng nhân dân cùng cấp trong kỳ họp đầu năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp tình hình xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để Chính phủ báo cáo Quốc hội khi quyết toán ngân sách nhà nước.
– Cơ quan, người có thẩm quyền đã nhận hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải thông báo cho cơ quan đã gửi hồ sơ để hoàn chỉnh khi hồ sơ chưa đầy đủ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
– Người có thẩm quyền phải ra quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc thông báo không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho cơ quan đã gửi hồ sơ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.