Khi cơ quan có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, bị cáo thì cơ quan này có trách nhiệm phải ra thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đến những người này. Vậy mẫu thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là gì?
Cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định tại Điều 123
Mẫu thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (52/HS) là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Viện kiểm sát nhân dân ban hành với các nội dung bao gồm các văn bản pháp luật làm căn cứ ra thông báo, thông tin của thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, thông tin của người được thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (họ và tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú).
Mục đích của mẫu thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (52/HS): khi các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ cho rằng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cần được áp dụng đối với bị can, bị cáo và đã ra lệnh cấm thì cơ quan này sẽ ban hành mẫu thông báo này nhằm mục đích thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
2. Mẫu thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (52/HS):
Mẫu số 52/HS Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]……
_______________
Số:…../TB-VKS…-…
…., ngày…… tháng…….năm 20…
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CẤM ĐI KHỎI NƠI CƯ TRÚ
Kính gửi: …….[3]……
Viện kiểm sát…… thông báo cho…4… về việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với:
Họ và tên[4]: ….. Tên gọi khác……
Sinh ngày …… tháng ……. năm …… tại: Giới tính: ……
Quốc tịch: ……; Dân tộc: …..; Tôn giáo:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày…… tháng ……. năm …… Nơi cấp:
Nơi cư trú:
bị khởi tố về tội… quy định tại khoản…… Điều..… Bộ luật Hình sự.
Viện kiểm sát…… đã ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số… ngày… tháng… năm… đối với bị can 5…… trong thời hạn … ngày, kể từ ngày… tháng… năm…, đến ngày… tháng… năm…
Đề nghị 4…… có trách nhiệm quản lý, theo dõi bị can 5… trong thời gian bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; nếu bị can vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì …4… báo ngay cho Viện kiểm sát 2…… để xử lý theo thẩm quyền./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG [5]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú:
Người soạn thảo Mẫu thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu thông báo, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ghi tên Viện kiểm sát ban hành;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu thông báo, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
Về nội dung mẫu thông báo: các căn cứ ra thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, nội dung thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về thông báo áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Ghi tên UBND nơi bị can cư trú hoặc đơn vị quân đội đang quản lý bị can
[4] Ghi họ, tên bị can
[5] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định về áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú:
– Những người có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định rõ ràng như sau:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
Riêng đối với trường hợp các chủ thể này ra lệnh thì lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Chánh án, Phó Chánh án
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
+ Đồn trưởng Đồn biên phòng.
Những chủ thể có thẩm quyền này có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cũng như có trách nhiệm thông báo ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đến cho bị can, bị cáo.
– Trách nhiệm của người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. Ngoài ra người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú còn phải thực hiện lệnh này theo đúng quy định và trình tự của pháp luật.
– Trường hợp được đi khỏi nơi cư trú: bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú chỉ khi được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ. Việc vắng mặt tại nơi cú trú khi đang thực hiện lệnh cấm phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
– Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các trường hợp được dẫn độ được quy định tại Điều 504 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
+ Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các trường hợp được yêu cầu dẫn độ là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.
+ Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người được yêu cầu dẫn độ: thời hạn này không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp. Cơ quan có thẩm quyền cần đảm bảo thời hạn này để việc dẫn độ được thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục pháp luật.
– Trường hợp trong quá trình thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị tạm giam theo quy định để đảm bảo cho quá trình điều tram truy tố và xét xử được đúng pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên có thể thấy, khi có căn cứ để áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, bị cáo thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện ban hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến bị can, bị cáo được biết về lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú theo quyết định này theo đúng quy định và trình tự của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho những người liên quan.
Cơ sở pháp lý: