Trong các trường hợp áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam được pháp luật quy định rõ ràng. Vậy, việc Thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam:
1. Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam là gì?
Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ
Khoản 1 Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng”. Quy định thiếu cụ thể này đã gây trở ngại về mặt tâm lý cho người có thẩm quyền, vì nếu như không áp dụng biện pháp tạm giam đối với người phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, có thể để xảy ra bị can, bị cáo tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc bỏ trốn thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lại có nguy cơ bị xử lý về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 360 BLHS). Vì vậy, thông thường cứ phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam là mẫu với các nội dung và thông tin về tài sản của người bị tạm giam để thực hiện các biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam theo quy định của pháp luật
Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam để thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam trong các trường hợp do pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi và thực hiện thi hành án được diễn ra đúng quy định
2. Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________
…………., ngày ……… tháng ………. năm…………..
Số:…………….
THÔNG BÁO
Về việc áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giữ/tạm giam
Căn cứ Điều 36 và Điều 120 Bộ luật Tố tụng hình sự,
Căn cứ Quyết định/Lệnh(1) …….. số: ………………. ngày ……….. tháng ………. năm…………….. của Cơ quan……………….. đối với:
Họ tên: ……….. Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày …… tháng ……… năm ……….. tại:
Quốc tịch: …….; Dân tộc: ……..; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Ngày…………..tháng…………….năm…………..Cơ quan
đã lập biên bản về việc áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của:
và giao tài sản cho ông/bà(2):
………. có trách nhiệm bảo quản tài sản.
Những tài sản áp dụng biện pháp bảo quản gồm(3):
(1) Quyết định tạm giữ/Lệnh tạm giam;
(2) Ghi rõ người được giao bảo quản tài sản;
(3) Ghi rõ số lượng, loại, đặc điểm, tình trạng tài sản cần bảo quản.
Cơ quan
thông báo cho người bị tạm giữ/tạm giam: biết.
Nơi nhận:
– Người bị tạm giữ/tạm giam;
– ………
– Hồ sơ 02 bản.
……..
Thông báo này đã được giao cho người bị tạm giữ, tạm giam một bản vào hồi ….. giờ ….. ngày …. tháng …. năm ………….
NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ/TẠM GIAM
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam:
– Điền đầy đủ các thông tin trong Mẫu số 67-BH: Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam
1) Quyết định tạm giữ/Lệnh tạm giam;
(2) Ghi rõ người được giao bảo quản tài sản;
(3) Ghi rõ số lượng, loại, đặc điểm, tình trạng tài sản cần bảo quản.
– Người bị tạm giữ, tạm giam ký và ghi rõ họ tên
4. Một số quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam:
4.1. Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam:
Tại Điều 120. Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam Bộ Luật tố tụng hình sự quy định:
1. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.
3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Theo đó Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết về bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án theo quy định của pháp luật để đảm bảo các yêu tố khách quan trong khi thực hiện các biện pháp bảo quản tài sản của họ. Khi thực hiện bảo quản tài sản của họ cần làm các thủ tục và theo đúng trình tự pháp luật quy định
4.2 Quy định của pháp luật về biện pháp tạm giữ tạm giam:
Biện pháp ngăn chặn được hiểu là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Biện pháp ngăn chặn được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự gồm: bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm. với các Mục đích của các biện pháp ngăn chặn như:
Việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm các mục đích cụ thể như sau:
+ Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội;
+ Bảo đảm thi hành án.
– Biện pháp tạm giữ được hiểu là các Biện pháp tạm giữ được áp dụng trong trường hợp: người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Tổng thời hạn tạm giữ (bao gồm thời hạn tạm giữ thông thường và thời hạn gia hạn tạm giữ) là 9 ngày. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam, một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì người bị tạm giữ phải được trả tự do ngay theo quy định
Biện pháp ngăn chặn tạm giữ được áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội tang để cách ly họ với xã hội trong một thời gian cần thiết nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, cản trở điều tra và xác định sự liên quan của người này đối với tội phạm.
– Biện pháp tạm giam quy định về Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam bao gồm: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay đối với phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà
Theo đó Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 67-BH: Mẫu thông báo áp dụng biện pháp bảo quản tài sản của người bị tạm giam dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015.