Hiên nay, đối với các khu chung cư, nơi đông dân sinh sống thì việc thông báo về vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy là rất quan trọng. Vậy mẫu thông báo an toàn phòng cháy chữa cháy có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo an toàn phòng cháy chữa cháy là gì?
Mẫu thông báo an toàn phòng cháy chữa cháy được lập ra để thông báo về việc an toàn phòng cháy chữa cháy. Mẫu thông báo an toàn phòng cháy chữa cháy nhằm mục đích để mọi người dựa vào đó để nhận thức về việc nguy hiểm cháy nổ gây thiệt hại to lớn như thế nào để người dân nguyên túc hơn trong việc phòng chống cháy nổ.
2. Mẫu thông báo an toàn phòng cháy chữa cháy:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
QUẢN LÝ CHUNG CƯ…
Số:…/ TB-
….., ngày…tháng…năm…
THÔNG BÁO
V/v an toàn phòng cháy chữa cháy
Kính gửi: – Toàn thể người dân và cơ sở kinh doanh thương mại tại chung cư..
Căn cứ Quyết định số:…/QĐ- UBND quy định về việc sử dụng, lắp đặt các thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các tòa chung cư thuộc địa bàn quản lý của quận……. cùng với Nội quy, quy chế chung của toàn chung cư ….
Thông báo các nội dung về an toàn phòng cháy chữa cháy khu vực chung cư như sau:
1.Các hộ chung cư:
-Mỗi hộ sẽ phải lắp đặt thiết bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe. Bình phải được bố trí ở vị trí thiết kế, không để bình tập trung ở một chỗ.
-Có 1 – 2 họng nước tại mỗi điểm trong nhà. Các tòa chung cư phải bố trí từ 01 – 02 họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà với lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây. Các họng chữa cháy bên trong tòa nhà phải bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng.
-……..
2.Trung tâm kinh doanh thương mại
Trung tâm thương mại ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu về các trang thiết bị chữa cháy như căn hộ chung cư.
Thì vẫn phải thực hiện một số yêu cầu sau:
-Hàng hóa trưng bày phải sắp xếp gọn gang theo từng chủng loại, tính chất tránh trường hợp các sản phẩm dễ phát cháy khi trưng bày gần nhau.
-Không thắp hương, hóa vàng mã, đốt lửa.
-Không thực hiện việc đun nấu trong khu vực
-……
Trên đây là toàn bộ các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với chung cư…. Các hộ kinh doanh và trung tâm thương mại cần theo dõi, thực hiện. Ban quản lý chung cư sẽ tiến hành kiểm tra bất cứ lúc nào.
Trong trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định chung của Chung cư và quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
–
– Lưu VT
BAN QUẢN LÝ CHUNG CƯ
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo an toàn phòng cháy chữa cháy:
– Ghi rõ tên của ban quản lý chung cư;
– Phần cuối ban quản lý chung cư ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy:
4.1. Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở:
Được quy định tại Điều 7
– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
– Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21
– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Như vậy, các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định đã được nêu ở trên phải phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
4.2. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư:
Theo như quy định tại Điều 8 nghị định 79/2014/NĐ-CP thì điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư mà ban quản lý dân cư phải thực hiện xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy đáp ứng đầy đủ các điều kiện về:
– Có quy định, nội quy phòng cháy chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.
– Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.
– Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
– Có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
– Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Từ những điều kiên nêu ở trên cho thấy việc bảo đảm phòng cháy chữa cháy ở các khu dân sự là một điều rất quan trọng. Việc ban quản lý các khu dân cư đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy như việc khu dân cứ phải có các quy định, nội quy phòng cháy chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, phương án chữa cháy và thoát nạn,…
4.3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới:
Được quy định tại Điều 10 Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.
– Quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu, việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiến thức về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điều khiển phương tiện; đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền.
– Có phương tiện, thiết bị chữa cháy phù hợp với yêu cầu tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.
Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
– Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 10 phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Do đó, mà Bộ Công an quy định cụ thể mẫu, thủ tục và phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. Để tránh sảy ra những thiệt hại về người và của trong việc phòng chống cháy nổ của xe cơ giới thì đối với mỗi xe cơ giới hoạt động và lưu thông trên đường thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu, việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, còn đối với người thì cần phải có kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy,….
Cơ sở pháp lý:
– Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi bổ sung năm 2013.