Hiện nay, vấn đề ly hôn diễn ra hết sức phổ biến ở nước ta. Khi hai cá nhân ly hôn sẽ làm phát sinh rất nhiều vấn đề, một trong số đó là con cái. Liên quan đến việc giải quyết giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, thường có hai trường hợp xảy ra: Tranh chấp giành quyền nuôi con và thỏa thuận quyền trực tiếp nuôi con.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
———————-
BẢN THỎA THUẬN
(V/v nuôi con sau khi ly hôn)
Hôm nay, ngày … tháng … năm ………. tại ………
Chúng tôi gồm:
1. Vợ:
Họ và tên: …… Năm sinh: ………
Số CMND: …… Ngày cấp: ……. Nơi cấp: ………
Hộ khẩu thường trú: ………
Nơi ở hiện tại: ………
2. Chồng:
Họ và tên: ……… Năm sinh: ………
Số CMND: …… Ngày cấp: ……. Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ………
Nơi ở hiện tại: ………
Chúng tôi là vợ chồng theo đăng ký kết hôn ngày………tháng……..năm………….tại………….
Chúng tôi làm đơn này yêu cầu
Về con chung có:……… người con; gồm:
Họ và tên:………. sinh ngày………..tháng………..năm………
Họ và tên:………. sinh ngày………..tháng………..năm………
Họ và tên:………. sinh ngày………..tháng………..năm………
Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:………..
……, ngày …. tháng …. năm …….
Người vợ (Ký và ghi rõ họ, tên) | Người chồng (Ký và ghi rõ họ, tên) |
2. Hướng dẫn viết bản thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Khi viết bản thỏa thuận giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, vợ và chồng cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
– Thứ nhất, về mặt hình thức:
+ Hình thức của bản thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn phải đảm bảo các quy chuẩn của một văn bản, đơn từ hành chính thông thường: Quốc hiệu, tiêu ngữ, nội dung của bản thỏa thuận, chữ ký,..
+ Ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu, tránh dùng những tiếng lóng, văn nói hay những ngôn từ thể hiện cảm xúc cá nhân thái quá.
+ Không được sai chính tả.
– Thứ hai, về mặt nội dung:
+ Phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ của vợ và chồng.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin của con cái.
+ Nội dung thỏa thuận cần nêu rõ: Thỏa thuận của hai vợ chồng về việc nuôi con (Con ở với ai); việc chu cấp cho con như thế nào; việc nuôi dưỡng con ra sao,…
3. Quy định về thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn:
3.1. Các vấn đề liên quan đến việc ly hôn:
– Khi đăng ký kết hôn, các cá nhân sẽ bị ràng buộc với về pháp luật với quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo đó, vợ và chồng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ với nhau trong mối quan hệ hôn nhân này. Hôn nhân xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cuộc hôn nhân đó theo
+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
+ Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
+ Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, hôn nhân xác lập hôn nhân giữa vợ và chồng. Khi đăng ký kết hôn, hai bên sẽ phải chịu trách nhiệm với nhau, cùng nhau tuân thủ quyền lợi của đối phương và thực hiện nghĩa vụ của bản thân với đối phương và cuộc hôn nhân đó.
– Một trong những vấn đề quan trọng nhất, phát sinh, hình thành trong hôn nhân đó là con cái. Về mặt tình cảm, con cái là kết tinh tình yêu của vợ và chồng, là cơ sở gắn bó hạnh phúc gia đình thêm bền chặt. Về mặt pháp lý, con cái là đối tượng mà vợ và chồng phải chịu trách nhiệm trong hôn nhân của mình. Cả vợ và chồng đều phải nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Đây là quy quy định bắt buộc. Nó không chỉ đảm bảo việc bảo vệ quyền con người, mà là cơ sở nền tảng để xây dựng, phát triển con người, bởi trẻ em là tương lai của nước nhà. trẻ em được nuôi dưỡng, giáo dục tốt sẽ góp phần hình thành nên một xã hội giàu mạnh và phát triển.
3.2. Thỏa thuận giành quyền nuôi con sau khi ly hôn:
– Ly hôn là sự kiện pháp lý, nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng về mặt pháp luật. Khi hai người không tìm được tiếng nói chung trong cuộc hôn nhân, các mâu thuẫn phát sinh ngày càng nhiều, họ thường tìm đến hướng giải thoát cho mối quan hệ này, đó là ly hôn.
– Hiện nay, vấn đề ly hôn diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Khi không tìm được sự hòa hợp trong hôn nhân, khi chịu cảnh bạo lực gia đình, hay các vấn đề khác như ngoại tình, áp lực kinh tế, con người ta thường đưa ra quyết định ly hôn. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, kết hôn là sự ràng buộc giữa hai chủ thể, không chỉ về mặt pháp luật, mà còn là những phương diện phát sinh sau này, như: Con cái, tài sản chung, nợ nần chung. Đặc biệt là con cái.
– Con cái là kết quả của tình yêu, của hôn nhân. Cả bố và mẹ đều có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, khi hôn nhân tan vỡ, con cái được xem là đối tượng cần các bên đưa ra thỏa thuận. Sẽ có hai trường hợp xảy ra. Hoặc là vai vợ chồng thỏa thuận được với nhau về vấn đề nuôi con, hoặc là xảy ra tranh chấp, hướng đến sự phân chia, lý giải từ Tòa.
– Thông thường, nếu hai vợ chồng đồng thuận ly hôn, họ sẽ hướng đến việc thỏa thuận quyền nuôi dưỡng con. Sự thỏa thuận này có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, không chỉ đối với bố mẹ mà còn đối với cả con cái.
+ Sự thỏa thuận quyền nuôi con giúp cả bố và mẹ đều có quyền nuôi dưỡng con trong nền tảng tốt nhất, tránh được sự tranh giành, mâu thuẫn khi ra tòa hay trong tương lai sau này.
+ Đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất cho con cái cả về vật chất lẫn tinh thần.
+ Bố mẹ thỏa thuận về quyền nuôi con sẽ giúp con cái được phát triển trong nền tảng tình thương, tránh những trường hợp tranh giành hay xích mích.
– Khi thỏa thuận về quyền nuôi con, vợ và chồng sẽ phải làm bản thỏa thuận quyền nuôi con. Bản thỏa thuận đó được xem là căn cứ để
– Bản thỏa thuận quyền nuôi con hướng đến việc giải quyết vấn đề chăm nuôi con cái trong hòa bình. Tức cả bố và mẹ khi đưa ra quyết định của thỏa thuận, họ đều nhận thức được khả năng của chính mình và đối phương để cho con có nền tảng phát triển tốt nhất. Sự thỏa thuận hòa bình này là mặt tích cực trong việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, cũng như việc xử lý các vấn đề liên quan đến con cái.