Trường hợp khi không đăng ký kết hôn mà các bên (nam, nữ chung sống như vợ chồng) có con chung và muốn thỏa thuận về quyền nuôi con, quyền cấp dưỡng vẫn được pháp luật tôn trọng, công nhận. Bài viết này trình bày các vấn đề liên quan đến thỏa thuận quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn.
Nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn theo Điều 8
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thỏa thuận quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
- 2 2. Hướng dẫn viết mẫu thỏa thuận quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
- 3 3. Các trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng:
- 4 4. Thẩm quyền giải quyết quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
- 5 5. Xác nhận quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
- 6 6. Hồ sơ yêu cầu giải quyết việc quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
1. Mẫu thỏa thuận quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN THỎA THUẬN QUYỀN NUÔI CON
….1….., ngày tháng năm |
Người yêu cầu:
Họ và tên2 : ………….
Năm sinh: ……………
Số CMND/CCCD: …………..Ngày cấp: …………..Nơi cấp: ………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú3:………….
Nơi ở hiện tại4:………….
Họ và tên5:………….
Năm sinh: …………
Số CMND/CCCD: ……………Ngày cấp: …………..Nơi cấp: …………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………….
Nơi ở hiện tại:………….
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan:
Họ và tên6:………….
Năm sinh: ………..
Số CMND/CCCD: ……………Ngày cấp: ………..Nơi cấp: …………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………….
Nơi ở hiện tại:……………
Hôm nay, ngày tháng năm chúng tôi là7:…………….tiến hành thỏa thuận với nhau về vấn đề quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn như sau:
Về quyền nuôi con chung:
Họ và tên8:…………..
Năm sinh: ……………
Tiến hành thỏa thuận giao cháu9…………..cho anh/chị10:………….
Về cấp dưỡng11:
…………..
Chúng tôi cam kết thỏa thuận về quyền nuôi con trên dựa trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo quyền và lợi ích cho con.
Họ và tên người yêu cầu (Ký, ghi rõ họ tên) | Họ và tên người yêu cầu (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Hướng dẫn viết mẫu thỏa thuận quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
– (1): Địa điểm theo nơi tiến hành thỏa thuận/ nơi yêu cầu tòa án nhân dân tiến hành giải quyết việc quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn.
– (2): Ghi rõ họ và tên người mẹ theo giấy khai sinh của con.
– (3): Nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, được ghi theo sổ hộ khẩu của người mẹ hoặc căn cước công dân/chứng minh nhân dân của người mẹ.
– (4): Nơi tạm trú, thường xuyên sinh sống của người mẹ.
– (5): Ghi rõ họ và tên người bố theo giấy khai sinh của con (trong giấy khai sinh của con để tên người bố, nếu chưa để trống người bố thì cần xác nhận nhận cha con).
– (6): Có thể ghi tên người con (là người đang được bố mẹ thỏa thuận về quyền nuôi dưỡng) hoặc có thể là người, tổ chức có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ đến vấn đề thỏa thuận quyền nuôi con.
– (7): là những người tiến hành thỏa thuận hoặc những người yêu cầu.
– (8), (9): Ghi rõ họ và tên của người con (người đang được thỏa thuận về việc sống với ai? là bố hay mẹ).
– (10): Ghi rõ họ và tên người bố mẹ.
– (11): Mức cấp dưỡng đến khi con trưởng thành, cấp dưỡng theo tháng hoặc theo năm hoặc theo một lần (trừ trường hợp thỏa thuận không cần cấp dưỡng).
3. Các trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng:
– Thứ nhất, trường hợp nam và nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, hiện họ chưa đăng ký kết hôn (họ đáp ứng điều kiện kết hôn) thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng (hôn nhân thực tế).
– Thứ hai, trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, nếu nam và nữ đăng ký kết hôn trong khoảng thời gian 2 năm (từ 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001) thì được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng (đủ điều kiện kết hôn).
– Thứ ba, trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
4. Thẩm quyền giải quyết quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
Theo quy định của pháp luật, mặc dù nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia. Do đó, việc xác định thẩm quyền công nhận quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn như sau:
– Yêu cầu công nhận thỏa thuận quyền nuôi con là yêu cầu khác về lĩnh vực hôn nhân và gia đình nên thẩm quyền giải quyết việc dân sự này thuộc về Tòa án nhân dân.
– Việc xác định Tòa án nhân dân cấp theo cấp: Do đay là việc hôn nhân và gia đình thuộc khoản 11 Điều 29 nên Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn (trừ một số trường hợp có yếu tố nước ngoài phức tạp hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét thấy cần giải quyết do tính chất việc dân sự).
– Việc xác định Tòa án nhân dân cấp huyện theo lãnh thổ như sau:
+ Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về quyền nuôi con cư trú, làm việc khi các bên có thỏa thuận.
+ Tòa án nơi bị đơn cư trú.
* Lưu ý: Muốn được Tòa án nhân dân giải quyết quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn cần điều kiện sau: Giấy khai sinh của con chung cần xác định rõ họ và tên người mẹ, người cha (Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ). Lúc này, Tòa án nhân dân tiến hành giải quyết theo trình tự thủ tục việc dân sự (nếu người cha, người mẹ thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con); Tòa án nhân dân tiến hành giải quyết theo trình tự thủ tục vụ án dân sự (nếu người cha, người mẹ thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con). Trong trường hợp này Tòa án nhân dân không giải quyết quan hệ hôn nhân trong trường hợp này.
5. Xác nhận quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
– Trường hợp, các bên (nam, nữ sống chung như vợ chồng có con chung, không được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng) thỏa thuận được với nhau về việc ai là người có quyền trực tiếp nuôi con, ai là người cấp dưỡng nuôi con, mức cấp dưỡng nuôi con).
– Trường hợp, con chung trên 07 (Bảy), con được trình bày nguyện vọng của mình muốn sống với ai. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những điều kiện (căn cứ quan trọng) để Tòa án xem xét, quyết định người nuôi con nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất về tinh thần và vật chất, thể chất.
– Trường hợp, con chung dưới 36 (ba mươi sáu) tháng tuổi, người mẹ được ưu tiên nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc).
* Lưu ý:
– Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ (khi không đăng ký kết hôn) với con chung: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con khi chưa kết hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình.
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo pháp luật dân (tham khảo Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015).
6. Hồ sơ yêu cầu giải quyết việc quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
– Đơn yêu cầu Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền;
– Giấy khai sinh của con hoặc trích lục khai sinh (01 Bản sao công chứng/chứng thực);
– Giấy xác nhận cha con/ mẹ con (01 Bản sao công chứng/chứng thực);
– Đơn trình bày nguyện vọng của con (trường hợp con trên 07 tuổi);
– Căn cước công dân/ chứng minh nhân dân của người yêu cầu (bố, mẹ) (01 Bản sao công chứng/chứng thực);
– Sổ hộ khẩu của người yêu cầu (bố, mẹ) (01 Bản sao công chứng/chứng thực);
– Hợp đồng lao động (nếu có);
– Đơn đề nghị không hòa giải (trường hợp không muốn hòa giải tại trung tâm tiến hành hòa giải).
* Lưu ý:
– Đây là hồ sơ đối với yêu cầu quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn khi giấy khai sinh đã đủ tên bố mẹ. Phí, lệ phí tòa án là 300.000 đồng do các bên thỏa thuận (Phải đóng tiền tạm ứng án phí mới được Tòa án thụ lý giải quyết, trừ trường hợp được miễn giảm nhưng phải có đơn miễn giảm).
– Ngoài mối liên hệ quyền nuôi con, nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, các tranh chấp về tài sản sẽ được giải quyết theo Bộ luật Dân sự và các luật có liên quan hoặc các bên có thỏa thuận khác.
– Việc có con chung không làm phát sinh quan hệ vợ chồng mà chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ chăm lo, nuôi dưỡng con chung.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật tố tụng dân sự số: 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015.
– Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.