Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hoạt động được cho phép thực hiện tại Việt Nam nhưng phải chịu sự điều chỉnh ràng buộc chặt chẽ của pháp luật . Vậy, Mẫu thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 2024 được lập có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Văn bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được hiện theo Mẫu số 6 được ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày ….. tháng….. năm 20….
THỎA THUẬN
MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
I. THÔNG TIN CỦA VỢ, CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ (BÊN NHỜ MANG THAI HỘ):
– Tên vợ: ……
Ngày, tháng, năm sinh: ……
Hộ khẩu: ……
Nơi ở hiện nay: ……
Số CMND: ……
– Tên chồng: ……
Ngày, tháng, năm sinh: ……
Hộ khẩu: ……
Nơi ở hiện nay: …….
Số CMND: ……
Vợ chồng tôi hiện nay chưa có con chung và đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ….. xác nhận …… (tên người vợ) bị bệnh …… không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Với nguyện vọng có một con chung của vợ chồng, chúng tôi đã nhờ chị .….. (viết đầy đủ họ tên người mang thai hộ) mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Chị …… đã đồng ý mang thai giúp cho vợ chồng tôi (chúng tôi đã viết cam kết tự nguyện mang thai hộ).
Chúng tôi đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý đầy đủ.
II. PHẦN THÔNG TIN CỦA VỢ CHỒNG MANG THAI HỘ (BÊN MANG THAI HỘ)
– Tên vợ: ……
Ngày, tháng, năm sinh: …….
Hộ khẩu: ……
Nơi ở hiện nay: …….
Số CMND: …….
– Tên chồng:…….
Ngày, tháng, năm sinh:……
Hộ khẩu:……
Nơi ở hiện nay:……
Số CMND:………
Tôi là chị, em ….. (người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ). Tôi đã sinh ….. con (số con) và chưa mang thai hộ lần nào. Được biết ..… (vợ chồng nhờ mang thai hộ) bị bệnh ..… không thể mang thai và sinh con. Nên sau khi được ….. (vợ chồng nhờ mang thai) nhờ mang thai giúp, với tình cảm họ hàng, tôi đồng ý mang thai hộ ….. (tên vợ chồng nhờ mang thai). Tôi đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận có khả năng mang thai và sinh con. Ngoài ra, tôi cũng đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý, tâm lý.
III. CHÚNG TÔI CAM KẾT THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHƯ SAU:
1. Đối với bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
a) Có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
b) Tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường và những dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
c) Có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
d) Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
2. Đối với bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
a) Có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
b) Có quyền và nghĩa vụ đối với con kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
c) Không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
d) Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
đ) Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
IV. THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ TAI BIẾN SẢN KHOA; HỖ TRỢ ĐỂ BẢO ĐẢM SỨC KHỎE SINH SẢN CHO NGƯỜI MANG THAI HỘ TRONG THỜI GIAN MANG THAI VÀ SINH CON, VIỆC NHẬN CON CỦA BÊN NHỜ MANG THAI HỘ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HAI BÊN ĐỐI VỚI CON TRONG TRƯỜNG HỢP CON CHƯA ĐƯỢC GIAO CHO BÊN NHỜ MANG THAI HỘ VÀ CÁC QUYỀN, NGHĨA VỤ KHÁC CÓ LIÊN QUAN:
……
V. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG TRƯỜNG HỢP MỘT HOẶC CẢ HAI BÊN VI PHẠM CAM KẾT THEO THỎA THUẬN
…..
NGƯỜI VỢ NHỜ MANG THAI HỘ | NGƯỜI CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ | NGƯỜI VỢ | NGƯỜI CHỒNG |
2. Văn bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có cần công chứng không?
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hoạt động của cá nhân được nhà nước cho phép và nằm trong sự điều chỉnh của các quy định pháp luật liên quan. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện không vì mục đích thương mại để hỗ trợ việc mang thai cho các cặp vợ chồng. Chỉ được mang thai hộ khi trên thực tế người vợ không thể trực tiếp mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng tất cả những yếu tố kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Hoạt động mang thai hộ được thực hiện thông qua việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, khi hoàn tất thủ tục này sẽ tiến hành cấy tế bào này tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này trực tiếp mang thai và sinh con cho người mang thai hộ.
Các bên tiến hành thỏa thuận với nhau về việc mang thai hộ không thể sử dụng bằng lời nói mà phải được lập thành một văn bản cụ thể và có công chứng chứng thực. Yêu cầu công chứng chứng thực văn bản buộc phải thực hiện thì mới có giá trị pháp lý. Đối với trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền cũng phải tuân thủ theo đúng quy định là lập thành văn bản có công chứng. Vợ chồng bên nhờ mang thai hộ hoặc bên mang thai hộ chỉ được ủy quyền cho nhau chứ không được ủy quyền cho một bên thứ ba. Trong trường hợp cố tình ủy quyền cho người thứ ba thì văn bản này sẽ không có giá trị pháp lý.
Thỏa thuận về mang thai hộ có thể được lập nên bởi ba bên không chỉ giữa bên mang thai hộ mà bên nhờ mang thai hộ mà nếu có sự tham gia từ cơ sở y tế thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì văn bản này cũng phải có sự xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.( Căn cứ theo Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân gia đình năm 2014). Như vậy với quy định nêu trên, việc các bên tiến hành thỏa thuận về việc mang thai hộ bắt buộc phải làm thành văn bản và không thể thiếu được thủ tục công chứng; Pháp luật vẫn cho phép cá nhân được ủy quyền tuy nhiên ủy quyền chỉ được thực hiện giữa vợ chồng người mang thai hộ hoặc vợ chồng người nhờ mang thai hộ với nhau và văn bản này cũng phải được công chứng theo đúng trình tự.
3. Các nội dung trong thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Văn bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có giá trị vô cùng quan trọng thể hiện sự ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên và nói lên được ý chí của các bên thông qua việc nhờ mang thai và đồng ý mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Chính vì vậy, các nội dung được ghi nhận trong thỏa thuận phải đảm bảo tính chuẩn mực và đã được hướng dẫn theo Khoản 1 Điều 96
– Các thông tin xoay quanh về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ phải được cung cấp đầy đủ và chính xác theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của
– Trong văn bản thỏa thuận này cần nêu rõ được cam kết thực hiện quyền nghĩa vụ của các bên Theo ghi nhận tại Điều 97 và Điều 98
– Ngoài ra, cũng cần lường trước được hậu quả trong trường hợp xảy ra tai biến sản khoa để định hướng trước cách giải quyết; trong suốt thời gian người mang thai hộ mang thai và sinh con phải có những chế độ, chính sách hỗ trợ bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người này;
Những quy định liên quan đến việc nhận con của bên nhận mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhà mang theo hộ và các quyền nghĩa vụ khác có liên quan cũng phải được ghi nhận đầy đủ, rõ ràng;
– Trong suốt quá trình thỏa thuận về việc mang thai hộ nếu một trong các bên có những vi phạm trong cam kết thì phải chịu trách nhiệm dân sự nên trong văn bản này nội dung về trách nhiệm dân sự cũng không thể nào không đề cập đến.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
–