Đất nước ta đang trong quá trình đô thị hóa hiện đại hóa việc các doanh nghiệp thầu xây dựng được thành lập rất nhiều. trong một số trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện tham dự đấu thầu thì doanh nghiệp có thể liên doanh với đủ điều kiện thực hiện dự án này.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thỏa thuận liên danh đấu thầu xây lắp là gì?
Mẫu thỏa thuận liên danh đấu thầu xây lắp là mẫu bản đấu thầu về thỏa thuận liên danh của các đơn vị doanh nghiệp. Mẫu thỏa thuận liên danh đấu thầu xây lắp nêu rõ gói thầu, các thành viên tham gia đấu thầu – thỏa thuận liên danh, nguyên tắc chung của việc đấu thầu thỏa thuận liên danh, trách nhiệm của các thành viên, hiệu lực thi hành đấu thầu.
Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Và với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài thì Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng điều kiện Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Mẫu thỏa thuận liên danh đấu thầu xây lắp được dùng để 2 bên tham gia liên danh đấu thầu thỏa thuận về phân chia công việc và thành viên đứng đầu liên danh phải thực hiện nhưng công việc nhiều hơn.
2. Mẫu thỏa thuận liên danh đấu thầu xây lắp:
THỎA THUẬN LIÊN DANH (1)
…, ngày … tháng … năm ….
Gói thầu: …. [ghi tên gói thầu]
Thuộc dự án: … [ghi tên dự án]
Căn cứ (2) … [Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội];
Căn cứ(2) … [Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu];
Căn cứ hồ sơ mời thầu gói thầu … [ghi tên gói thầu] ngày … tháng … năm … [ngày được ghi trên HSMT];……
Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:
Tên thành viên liên danh …[ghi tên từng thành viên liên danh]
Đại diện là ông/bà : …
Chức vụ : …
Địa chỉ : …
Điện thoại : …
Fax : …
E-mail : …
Tài khoản : …
Mã số thuế : …
Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:
Điều 1. Nguyên tắc chung
1.Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu …[ghi tên gói thầu] thuộc dự án … [ghi tên dự án].
2.Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là : …[ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].
3.Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với thành viên khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:
-Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh;
-Bồi thường thiệt hại cho Chủ đầu tư theo quy định nêu trong hợp đồng;
-Hình thức xử lý khác … [ghi rõ hình thức xử lý khác].
Điều 2. Phân công trách nhiệm
Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện gói thầu … [ghi tên gói thầu] thuộc dự án …[ghi tên dự án] đối với từng thành viên như sau:
1.Thành viên đứng đầu liên danh:
Các bên nhất trí ủy quyền cho … [ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau(3):
[-Ký đơn dự thầu;
-Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT hoặc văn bản đề nghị rút HSDT, sửa đổi, thay thế HSDT;
-Thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh;
-Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
-Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;
-Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng … [ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)].
2.Các thành viên trong liên danh thỏa thuận phân công trách nhiệm thực hiện công việc theo bảng dưới đây (4):
STT | Tên | Nội dung công việc đảm nhận | Tỷ lệ % so với tổng giá dự thầu |
1 | Tên thành viên đứng đầu liên danh | – … – … | – … – … |
2 | Tên thành viên thứ 2 | – … – … | – … – … |
…. | …. | …. | …… |
Tổng cộng | Toàn bộ công việc của gói thầu | 100% |
Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh
1.Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.
2.Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
-Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;
-Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;
-Nhà thầu liên danh không trúng thầu;
-Hủy thầu gói thầu … [ghi tên gói thầu] thuộc dự án … [ghi tên dự án] theo
Thỏa thuận liên danh được lập thành …bản, mỗi bên giữ…bản, các bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH
[ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận liên danh đấu thầu xây lắp chi tiết nhất hiện nay:
(1)Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung thỏa thuận liên danh theo mẫu này có thể được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ tên, số hiệu của các phần mà nhà thầu liên danh tham dự thầu, trong đó nêu rõ trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh đối với phần tham dự thầu.
(2)Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.
(3)Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.
(4)Nhà thầu phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm chung, trách nhiệm của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh.
4. Một số quy định về thỏa thuận liên danh đấu thầu xây:
Theo quy định tại khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:
“35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.”
Như vậy, nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu độc lập có thể là nhà thầu chính khi tham gia dự thầu hoặc trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.
Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Nhà thầu tham gia đấu thầu độc lập hoặc cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu được gọi là nhà thầu liên danh. Gọi là thỏa thuận liên danh hay hợp đồng liên danh đều phù hợp vì bản chất nó là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên khi dự thầu dưới một danh nghĩa chung và phải được lập thành văn bản.
Như vậy khi điều kiện năng lực của công ty bạn khi tham gia đấu thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ thầu, thì công ty bạn có thể hợp tác với các nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu hay còn gọi là liên danh đấu thầu. Công ty bạn hoàn toàn có thể liên danh với công ty khác để triển khai đấu thầu. Theo đó công ty của bạn và công ty mà bạn định liên danh sẽ lập một thỏa thuận liên danh hoặc một hợp đồng liên danh và điều kiện bắt buộc đối với thỏa thuận liên danh này là phải được lập thành văn bản.
Theo quy định thì một thỏa thuận liên danh được coi là hợp lệ khi nội dung của thỏa thuận phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khói lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu( nếu có). Tuy nhiên, mục đích của việc phân chia là phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường…khi thực hiện gói thầu.
Khi tiến hành đấu thầu, việc làm hồ sơ dự thầu cũng như các thủ tục có thể do các thành viên liên danh làm hoặc có thể chỉ do một thành viên liên danh thực hiện tùy vào năng lực và thỏa thuận của mỗi bên nhưng phải thống nhất nội dung trong cùng một hồ sơ.
Các nhà thầu liên danh phải có tư cách hợp lệ, có đủ năng lực theo quy định phù hợp với quy mô, tính chất, loại công việc do mình đảm nhận.
Từng thành viên liên danh phải chịu trách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về phần việc mà mình đảm nhiệm và toàn bộ công việc của gói thầu.
Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu. Thỏa thuận liên danh được lập theo mẫu hướng dẫn tại Thông tư số
Các văn bản về đấu thầu không quy định cụ thể về việc phân chia công việc giữa các thành viên trong liên danh; tuy nhiên, việc phân chia phải căn cứ theo khối lượng công việc và các hạng mục của gói thầu. Trong đấu thầu xây dựng, thành viên đứng đầu liên danh không nhất thiết phải là đơn vị chiếm tỷ lệ phân chia cao hơn. Pháp luật cũng không quy định là thành viên đứng đầu liên danh có phải là đơn vị thực hiện phần công việc nhiều hơn trong gói thầu xây dựng mà nó tùy thuộc vào sự thỏa thuận các bên tham gia liên danh trong đấu thầu.