Các quy định pháp luật về quản lý thẻ công chức, viên chức nêu nên trách nhiệm của từng cá nhân trong quản lý, sử dụng thẻ. Cùng tìm hiểu nội dung quyết định được Bộ trưởng Bộ nội vụ ban hành.
Mục lục bài viết
1. Thẻ công chức, viên chức là gì?
Thẻ công chức, viên chức được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV. Các ý nghĩa sử dụng, quản lý thẻ được đảm bảo xác định cho từng công chức.
Công chức, viên chức là người làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các chức danh, đặc thù công việc cụ thể. Theo đó, thẻ công chức, viên chức là công cụ để nhận biết và xác định thông tin về:
+ Vị trí, chức danh của từng công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Từ định nghĩa trên, ta có thể xác định được các nội dung cần phải có trong thẻ công chức, viên chức. Khi đó, thẻ công chức giúp đảm bảo tác phong, xây dựng hình ảnh của người công chức trong các đơn vị. Cũng như thể hiện cho các thông tin của chủ thể đang thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động quản lý nhà nước.
Nội dung thông tin cung cấp trên thẻ:
Cụ thể, thẻ công chức, viên chức phải có:
+ Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý và sử dụng công chức, viên chức; Đây là thông tin nơi làm việc của công chức trong hoạt động phân công, bổ nhiệm.
+ Ảnh, họ và tên, chức vụ hoặc chức danh công việc của công chức, viên chức. Thông tin gắn trực tiếp với nhiệm vụ, quyền hạn và công việc của công chức.
Trên thực tế, thẻ công chức, viên chức thường được làm bằng chất liệu giấy hoặc plastic. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng thẻ từ hoặc thẻ có gắn chíp điện tử để tăng thêm hiệu quả sử dụng. Khi đó, có thể tích hợp nhiều thông tin quản lý công chức. Cũng như giúp các chủ thể này thực hiện được nhiều thủ tục chỉ với thẻ mình đang sử dụng.
Vị trí đeo thẻ công chức, viên chức:
Căn cứ Quyết định 06/2008/QĐ-BNV, thẻ công chức, viên chức phải được đeo ở vị trí trước ngực bằng các dây đeo hoặc ghim cài.
+ Nếu là gim cài, phải cài về phía ngực trái.
+ Hoặc sử dụng dây đeo, dây được cố định phía sau cổ áo.
+ Khoảng cách từ cắm đến mặt cắt ngang ở mép trên của thẻ là 200-300 mm.
Đối tượng được cấp và sử dụng thẻ công chức, viên chức:
Theo quy định tại Quyết định 06/2008/QĐ-BNV, những đối tượng sau đây được cấp và sử dụng thẻ công chức, viên chức:
– Những người được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước;
– Những người được tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
– Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Đây là các công chức, viên chức được tuyển dụng ở các đơn vị, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước nói riêng. Các chủ thể này cần được cấp, sử dụng thẻ trong quá trình làm việc trong giờ hành chính theo quy định.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Thẻ công chức, viên chức tiếng Anh là Cards of civil servants, officials.
Quản lý, sử dụng thẻ công chức tiếng Anh là Management and use of civil servant cards.
3. Mẫu thẻ công chức, viên chức mới nhất:
Theo Quyết định 06/2008/QĐ-BNV, thẻ công chức, viên chức được làm bằng chất liệu giấy hoặc bằng plastic. Các chất liệu khác nhau được từng cơ quan lựa chọn. Tuy nhiên phải đảm bảo các thông tin, chất liệu thể hiện thẻ đúng mục đích. Các đối tượng khác không thể làm giả để sử dụng cho các mục đích xấu.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả sử dụng, Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng thẻ từ hoặc thẻ có gắn chip điện tử. Giúp tăng hiệu quả quản lý, sử dụng ở các mục đích khác nhau. Đặc biệt có thể ứng dụng các kỹ thuật điện tử, tích hợp quản lý thông tin. Mang đến các bảo đảm trong sử dụng và triển khai các nhu cầu của công chức.
Mẫu thẻ công chức, viên chức được quy định tại Điều 4 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV.
Theo đó, thẻ công chức, viên chức được thiết kế theo hình chữ nhật với kích thước: chiều rộng 50mm; chiều dài 90mm. Bạn đọc có thể tham khảo hình ảnh được sử dụng trên đầu bài.
Hai mặt của thẻ được in giống nhau với các thông tin sau đây:
– Tên cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ nhất): chữ in hoa kiểu Times New Roman, cỡ chữ 4, chữ đậm, màu chữ vàng nhạt được in trên nền màu xanh da trời.
– Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ hai): chữ in hoa kiểu Times New Roman, cỡ chữ 14, chữ đậm, màu chữ vàng nhạt được in trên nền màu xanh da trời.
Họ làm việc trực tiếp ở các đơn vị này trong hoạt động nghề nghiệp và nhiệm vụ được phân công.
– Họ và tên của công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ ba): chữ in hoa kiểu Times New Roman, cỡ chữ 16, chữ đậm, màu đen được in trên nền màu trắng.
Giúp xác định thông tin cá nhân của người thực hiện hoạt động chuyên môn.
– Chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức (ghi ở hàng thứ tư): chữ in hoa kiểu Times New Roman, cỡ chữ 12, chữ đậm, màu đen được in trên nền màu trắng. Đối với những người không giữ chức vụ lãnh đạo thì ghi chức danh công việc hiện tại của cán bộ, công chức, viên chức đó.
Xác định quyền hạn, trách nhiệm cũng như nhiệm vụ trong quản lý, thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Xác định các chức danh trong hoạt động quản lý, thực thi quyền lực nhà nước.
– Mã số thẻ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ (ghi ở hàng thứ năm) chữ in hoa kiểu Times New Roman, cỡ chữ 14, chữ đậm, màu đỏ được in trên nền màu trắng.
Mã số thể được xác định riêng, không trùng lặp đối với các công chức, viên chức. Đây cũng là thông tin định danh, giúp phân biệt, xác định công chức, viên chức trong các cơ quan.
– Ảnh chân dung của công chức, viên chức, cỡ 3 x 4cm, được dán ở vị trí phía dưới bên trái thẻ.
– Hình Quốc huy in màu theo quy định ở vị trí phía trên bên trái thẻ.
Có thể tham khảo về nội dung, hình thức cũng như bố cục của thẻ công chức trên hình ảnh của bài viết.
4. Trách nhiệm của công chức, viên chức trong việc quản lý và sử dụng thẻ:
Thẻ công chức, viên chức là công cụ để nhận biết thông tin quản lý, xác định liên quan đến công chức. Và qua đó xác định vị trí, chức danh của từng công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các thông tin gắn với tên, chức danh được quan tâm nhất khi người dân tiếp xúc, làm việc với công chức của đơn vị. Mỗi một công chức, viên chức sẽ được cấp một thẻ riêng.
Do đó, khi được cấp và sử dụng thẻ, công chức viên chức phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng thẻ theo đúng quy định của pháp luật. Phải đảm bảo sử dụng vào đúng mục đích, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ. Cũng như đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định trong hoạt động quản lý nhà nước.
Các trách nhiệm quy định:
– Công chức, viên chức tuyệt đối không được cho ai mượn dưới bất kỳ hình thức nào. Phải bảo quản, chỉ để sử dụng trong thông tin gắn với nghề nghiệp của cá nhân.
– Nếu thẻ bị mất hoặc bị hỏng, công chức, viên chức phải báo cáo với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý thẻ. Để xác định các thông tin liên quan đối với quản lý, sử dụng thẻ. Đồng thời đề nghị xin được cấp hoặc đổi thẻ mới. Để đảm bảo nhu cầu, tính chất sử dụng trong hoạt động nghề nghiệp.
– Nếu được điều động, luân chuyển, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phải trả lại thẻ cho cơ quan, tổ chức cũ. Đồng thời đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi chuyển đến cấp thẻ mới để sử dụng. Bởi các thông tin về nơi làm việc, chứng danh liên quan có thay đổi. Công chức cần cập nhật và phản ánh các thông tin gắn với hoạt động nghề nghiệp ngay sau đó.
– Nếu thay đổi chức danh công việc hoặc chức vụ công tác thì đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp đổi thẻ mới. Khi các thông tin liên quan đến công việc chuyên môn của công chức thay đổi, thì thông tin trên thẻ cũng phải kịp thời phản ánh. Để đảm bảo hiệu quả cũng như nhiệm vụ trong thực hiện công việc.
– Trường hợp công chức, viên chức nghỉ hưu thì sẽ được giữ lại thẻ của mình sau khi đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị từng công tác đã cắt góc hoặc đột lỗ trên thẻ. Khi đó, thẻ không còn giá trị sử dụng. Có thể mang giá trị kỷ niệm, được lưu giữ trong nhu cầu của các công chức đó.
Xử lý công chức, viên chức vi phạm trách nhiệm quản lý và sử dụng thẻ:
Căn cứ Điều 9 Quyết định 06/2008, công chức, viên chức đã được cấp thẻ nhưng không quản lý và sử dụng thẻ theo đúng quy định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xem xét xử lý kỷ luật. Họ không đảm bảo hoàn thành các trách nhiệm quản lý, sử dụng thẻ vào các mục đích được quy định. Do đó, đây được xem là các vi phạm, có thể gây ra các mức độ ảnh hưởng trên thực tế trong hoạt động của đơn vị.
Xử phạt là biện pháp cảnh cáo, hoặc tăng cường nhận thức của công chức trong trách nhiệm quản lý, sử dụng thẻ của mình.
Căn cứ pháp lý:
– Quyết định 06/2008/QĐ-BNV về mẫu thẻ và việc quản lý, sử dụng thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.