Thẻ an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được cấp cho các đối tượng thuộc trường hợp được huấn luyện và đủ điều kiện cấp thẻ này. Vậy mẫu Thẻ an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng chứa thông tin gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu Thẻ an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng:
THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của BQP)
Kích thước thẻ: 60mm x 90mm
Mặt trước | Mặt sau | ||
(1) ….. (2) .…. THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG Họ và tên: ….. Sinh ngày: …../ …../….. Công việc:.…. Đã hoàn thành khóa huấn luyện: …… Từ ngày …./…./20 … đến ngày …./…/20 … ….., ngày …./ …./..… Thẻ có giá trị đến ngày …./…./..… | ||
Ảnh 3×4, đóng dấu giáp lai | |||
Số: …../(3) ……./TATLĐ | |||
(1) Tên cơ quan chủ quản cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa, cỡ 10)
(2) Tên cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa đậm, cỡ 10).
(3) Năm cấp thẻ an toàn.
2. Thẻ an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được cấp có thời hạn trong vòng bao nhiêu năm?
Thẻ an toàn vệ sinh lao động trong Bộ quốc phòng chỉ được cấp đối với các cá nhân thuộc trường hợp phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Theo quy định thì có 06 nhóm thực hiện tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, có thể kể đến:
+ Nhóm 1: đối với người làm công tác chỉ huy;
+ Nhóm 2: các cá nhân đang làm công tác an toàn vệ sinh lao động;
+ Nhóm 3: người lao động đang làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Nhóm 4: những đối tượng là người lao động không thuộc các nhóm thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 5 của Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BQP bao gồm cả những người lao động nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp quốc phòng, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc người học nghề, tập nghề, thử việc tại các đơn vị, lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên khi làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh;
+ Nhóm 5 là người làm công tác y tế;
+ Nhóm 6 là người tham gia vào mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
– Những đối tượng nêu trên nếu đủ điều kiện thì sẽ được cấp thẻ an toàn vệ sinh lao động. Hiện nay, các thông tin liên quan đến thời hạn sử dụng có thể an toàn vệ sinh lao động trong bộ quốc phòng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2017/TT-BQP. Theo đó, giấy chứng nhận huấn luyện cũng như thẻ an toàn có thời hạn trong vòng 2 năm; còn đối với chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động sẽ có thời hạn là 5 năm.
– Cá nhân tổ chức khi sở hữu thẻ an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng nếu nhận thấy thẻ sắp hết hạn thì trước khi đến thời điểm này sẽ phải chịu trách nhiệm gửi thông báo để được cấp lại thẻ An toàn vệ sinh lao động theo đúng quy trình. Theo ghi nhận thì trong vòng 30 ngày trước khi giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn, chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn thì chỉ huy các cơ quan đơn vị doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm trong việc lập những danh sách người được cấp, kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh về việc cập nhật kiến thức chứng minh cá nhân này đã sở hữu các kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 6 thông tư này. Các bản báo cáo nêu trên sẽ được gửi về cơ quan đơn vị tổ chức huấn luyện có thẩm quyền theo quy định cấp;
Sau khi đã nhận được hồ sơ danh sách yêu cầu cấp lại thì trường hợp kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn, chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Trường hợp kết quả huấn luyện không đạt yêu cầu thì sẽ thông báo bằng văn bản về đơn vị để huấn luyện lại.
Như vậy, thẻ an toàn vệ sinh lao động trong Bộ quốc phòng khi được cấp nếu sắp hết hạn thì trong vòng 30 ngày trước khi thẻ hết hạn sẽ thực hiện thủ tục để yêu cầu cấp lại. Hoạt động này được thực hiện thông qua hoạt động của chỉ huy cơ quan đơn vị doanh nghiệp, cụ thể là lập những danh sách những người được cấp, kèm theo kết quả huấn luyện ở các giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức kỹ năng an toàn vệ sinh lao động đảm bảo theo đúng quy định. Đối với trường hợp kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì sẽ được cấp thẻ an toàn vệ sinh lao động còn trong trường hợp không đạt yêu cầu thì sẽ được nhận thông báo bằng văn bản để huấn luyện lại tại đơn vị.
3. Trách nhiệm của đơn vị cơ sở trong hoạt động huấn luyện An toàn vệ sinh lao động:
Hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động để có thể được quản lý tốt thì đơn vị cơ sở phải có trách nhiệm thực hiện hoạt động này theo đúng thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 02/2017/TT-BQP thì đơn vị cơ sở gồm có các trách nhiệm như:
– Hằng năm, đơn vị từ cấp trung đoàn làm tương đương trở lên doanh nghiệp đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập kế hoạch huấn luyện An toàn vệ sinh cho những đối tượng thuộc quy định tại Điều 3 của Thông tư này, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động sẽ được xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 02/2017/TT-BQP. Trong kế hoạch này, cần phải ghi rõ nội dung số lượng từng loại đối tượng cần được huấn luyện, giáo viên trực tiếp giảng dạy, các tài liệu và thời gian, tổ chức kinh phí và cơ sở vật chất cho quá trình huấn luyện;
– Đơn vị cơ sở cũng có trách nhiệm theo dõi các công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này bằng cách lập số theo dõi. Việc theo dõi các tài liệu huấn luyện và bài kiểm tra phải lưu giữ tại đơn vị và xuất trình khi có yêu cầu;
– Đối với các đơn vị từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên doanh nghiệp đơn vị sự nghiệp công lập trong cùng đầu mối trực thuộc Bộ quốc phòng có chức năng nhiệm vụ hoặc tính chất nhiệm vụ có yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động giống nhau có thể phối hợp cùng với nhau và các cơ quan đơn vị khác trên địa bàn có giảng viên đủ điều kiện huấn luyện theo từng nội dung đã được quy định tại Điều 7 hoặc đối với các đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được quy định tại Điều 11 Thông tư này để huấn luyện cho từng nhóm đối tượng của đơn vị;
– Quá trình phân định rõ trách nhiệm của người chỉ huy đơn vị đến tăng cường công tác tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động sẽ được áp dụng đối với trường hợp đơn vị được tăng cường lực lượng của đơn vị khác đến lần nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cũng phải tiến hành kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đối với lực lượng tiền tăng cường;
– Đối với trường hợp người bên ngoài đơn vị đến tiến hành các hoạt động kiểm tra tham quan hoặc thực tập tại đơn vị thì căn cứ theo yêu cầu của công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động thì người chỉ huy đơn vị có trách nhiệm huấn luyện hướng dẫn cho các đối tượng trên thực hiện. Đã qua thời gian huấn luyện hướng dẫn thì người được huấn luyện hướng dẫn phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động khi đã tham gia trực tiếp tại đơn vị;
– Trách nhiệm của đơn vị cấp từ trung đoàn đến hoặc tương đương trở lên doanh nghiệp đơn vị sự nghiệp công lập theo cấp quản lý sẽ phải tiến hành báo cáo danh sách người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động cũng như báo cáo tình hình công tác huấn luyện An toàn vệ sinh lao động và cấp trực thuộc Bộ quốc phòng. Hoạt động này sẽ thực hiện thông qua Cục kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý an toàn vệ sinh lao động;
– Những đơn vị thứ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên xây dựng dự toán chi tiêu và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động sẽ phải thực hiện theo đúng quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.