Mẫu thang, bảng lương được xem là quy chuẩn để người sử dụng lao động thực hiện chế độ kê khai hệ thống lương của người lao động. Pháp luật về lao động hiện nay không có đưa ra mẫu cụ thể về thang bảng lương đối với các loại hình doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thang bảng lương của công ty TNHH, công ty cổ phần:
Hiện nay,
Tên công ty: … Mã số thuế: … Địa chỉ: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc |
HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG TY
Áp dụng mức lương tối thiểu: …
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
Nhóm chức danh, vị trí công việc | Bậc Lương | ||||||
I | II | III | IV | V | VI | VII | |
1. Giám đốc Công ty | |||||||
Mức Lương |
|
|
|
|
|
|
|
3. Kế Toán Trưởng | |||||||
Mức Lương |
|
|
|
|
|
|
|
4. Giáo viên dạy kế toán thực hành thực tế | |||||||
Mức Lương |
|
|
|
|
|
|
|
5. Trợ giảng | |||||||
Mức Lương |
|
|
|
|
|
|
|
6. Nhân viên văn phòng, Nhân viên kinh doanh | |||||||
Mức Lương |
|
|
|
|
|
|
|
…, ngày … tháng … năm …
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
2. Nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương của công ty TNHH, công ty cổ phần:
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động cho người lao động. Cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật cần phải tuân thủ đầy đủ quy định trong quá trình xây dựng thang bảng lương cho người lao động. Người sử dụng lao động cần phải xây dựng thang bảng lương và định mức lao động cho người lao động một cách phù hợp, làm cơ sở để phục vụ cho quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh ghi nhận trong
– Mức lao động theo quy định của pháp luật phải là mức trung bình sao cho đảm bảo số đông người lao động thực hiện, đồng thời không được phép kéo dài thời gian làm việc bình thường của người lao động, và mức lương đó sẽ phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức;
– Người sử dụng lao động cần phải tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quá trình xây dựng thang bảng lương và định mức lao động cho người lao động. Thang bảng lương và định mức lao động cho người lao động bắt buộc cần phải công bố công khai tại nơi làm việc trước khi đưa vào thực hiện.
Theo đó thì có thể nói, công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hữu hạn trong quá trình xây dựng thang, bảng lương cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật lao động năm 2019 theo như phân tích nêu trên. Căn cứ theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể thấy, công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hữu hạn trong quá trình xây dựng bảng lương cần phải xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật, từ đó làm cơ sở để tuyển dụng và sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương của người lao động theo công việc hoặc mức lương theo chức danh ghi nhận cụ thể trong hợp đồng lao động, căn cứ vào đó để trả lương cho nhân viên.
Đồng thời, trong quá trình xây dựng bảng lương cho người lao động, công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nếu công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn đó có sự hiện diện của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trong trường hợp công ty cổ phần/công ty trách nhiệm hữu hạn không có tổ chức người đại diện lao động tại cơ sở thì công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đó sẽ không cần phải tham khảo ý kiến. Bảng lương và mức lao động sau khi được ban hành, công ty sẽ cần phải công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện trên thực tế.
Nếu vi phạm, công ty trách nhiệm hữu hạn/công ty cổ phần hoàn toàn có thể bị xử phạt căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Hình thức trả lương cho nhân viên trong công ty TNHH, công ty cổ phần được quy định như thế nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nguyên tắc trả lương. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ cần phải tuân thủ nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:
– Người sử dụng lao động sẽ cần phải trả lương trực tiếp, trả lương đầy đủ và đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận cho người lao động. Trong trường hợp người lao động không thể trực tiếp nhận lương thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hoạt động ủy quyền hợp pháp;
– Người sử dụng lao động không được hạn chế quyền chi tiêu lương của người lao động hoặc can thiệp trực tiếp vào quá trình chi tiêu lương của người lao động đó, không được thực hiện các hành vi ép buộc người lao động chi tiêu lương vào quá trình mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc các đơn vị khác mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Như vậy có thể nói, người sử dụng lao động khi thanh toán lương cần phải tuân thủ đầy đủ theo các nguyên tắc như trên.
Đồng thời, pháp luật hiện nay còn quy định cụ thể về hình thức trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hình thức trả lương. Cụ thể như sau:
– Người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc theo khoán, sao cho phù hợp với nguyện vọng của các bên, phù hợp với điều kiện của người lao động;
– Lương theo quy định của pháp luật sẽ được người sử dụng lao động trả bằng tiền mặt/hoặc trả thông qua số tài khoản cá nhân được lập tại các ngân hàng của người lao động khi họ mở tài khoản đó;
– Trong trường hợp người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thông qua số tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì người sử dụng lao động sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ trả đầy đủ các khoản phí có liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể và chi tiết về hình thức trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Theo đó thì có thể nói, người lao động và công ty hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về hình thức trả lương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
–
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động.