Việc cá nhân muốn ứng cử làm đại biểu hội đồng nhân dân thì cần có điều kiên về lý lịch nhân thân rõ ràng và trong sạch. Cho nên khi cá nhân muốn ứng cử thì trình bày sơ yếu lý lịch của bản thân vào mẫu sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân.
Mục lục bài viết
1. Sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân là gì?
Sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân là tờ khai tổng quan những thông tin liên quan đến cá nhân ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…) của cá nhân đó; thường được dùng để hoàn thiện bộ hồ sơ ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân.
Sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân dùng để kê khai thông tin cá nhân, gia đình của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân và được gửi cùng hồ sơ ứng cử.
2. Mẫu sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân:
Mẫu sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân mới nhất được quy định tại Mẫu số 07/HĐBC-HĐND Nghị quyết 41/NQ-HĐBCQG có nội dung như sau:
Ảnh 4cm x 6cm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
SƠ YẾU LÝ LỊCH
CỦA NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN(1) …
NHIỆM KỲ 2021-2026
1.Họ và tên thường dùng: (2) …
2.Họ và tên khai sinh: (3) …
Các bí danh/tên gọi khác (nếu có):
3.Ngày, tháng, năm sinh: …4. Giới tính: …
4.Quốc tịch: (4) …
5.Nơi đăng ký khai sinh: (5) …
6.Quê quán: (6) …
7.Nơi đăng ký thường trú: (7) …
8.Nơi ở hiện nay: (8) …
9.Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân: (9) …
Ngày cấp: … Cơ quan cấp: …
10.Dân tộc: (10) ….11. Tôn giáo: (11) …
11.Trình độ:
-Giáo dục phổ thông: (12) …
-Chuyên môn, nghiệp vụ: (13) …
-Học vị: (14) … Học hàm: (15) …
-Lý luận chính trị: (16) …
-Ngoại ngữ: (17) …
13.Nghề nghiệp hiện nay: (18) …
Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, thì ghi rõ:
-Ngạch: … Mã ngạch…
-Bậc lương (nếu có): …. Hệ số lương: … Ngày hưởng …
-Phụ cấp chức vụ (nếu có): …
14.Chức vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác: (19) …
15.Nơi công tác: (20) …
16.Trường hợp là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thì ghi rõ: (21) …
Ngày vào Đảng: …/…/…;
-Ngày chính thức: …/…/…; Số thẻ đảng viên:
-Chức vụ trong Đảng: …
-Ngày ra khỏi Đảng (nếu có): …
Lý do ra khỏi Đảng: …
17.Tham gia làm thành viên của các tổ chức đoàn thể khác: (22) …
-Tên tổ chức đoàn thể: …
-Chức vụ trong từng tổ chức đoàn thể: …
18.Tình trạng sức khỏe: (23) …
19.Các hình thức khen thưởng nhà nước đã được trao tặng: (24) …
20.Các hình thức kỷ luật, xử lý vi phạm đã bị áp dụng (Đảng, chính quyền, đoàn thể): (25)
21.Là đại biểu Quốc hội khóa (nếu có): …
22.Là đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu có): …nhiệm kỳ
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Thời gian Công việc, chức danh, chức vụ, nơi công tác (Chính quyền, Đảng, đoàn thể)
Từ tháng … năm …
đến tháng… …..năm …
…
QUAN HỆ GIA ĐÌNH (26)
23.Họ và tên cha: Sinh ngày …… tháng ….. năm …
+ Quê quán:
+ Nơi ở hiện nay:
+ Nghề nghiệp, chức vụ:
+ Nơi công tác:
+Là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (nếu có):
24.Họ và tên mẹ: Sinh ngày …… tháng ….. năm…
+ Quê quán:
+ Nơi ở hiện nay:
+ Nghề nghiệp, chức vụ:
+ Nơi công tác:
+ Là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (nếu có):
25.Họ và tên vợ (chồng): Sinh ngày … tháng … năm …
+ Quê quán:
+ Nơi ở hiện nay:
+ Nghề nghiệp, chức vụ:
+ Nơi công tác:
+ Là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (nếu có):
26.Họ và tên con thứ nhất: Sinh ngày … tháng … năm …
+ Nơi ở hiện nay:
+ Nghề nghiệp, chức vụ (nếu có):
+ Nơi công tác/học tập:
+ Là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (nếu có):
2 7.Con thứ hai (trở lên): khai như con thứ nhất.
Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đầy đủ và đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
……, ngày…….tháng……năm 2021
Ký tên
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo sơ yếu lý lịch của người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân:
(1) Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
(2) Họ và tên thường dùng: Ghi họ, chữ đệm (nếu có) và tên thường dùng bằng chữ in hoa, đối với người hoạt động tôn giáo thì ghi theo chức danh tôn giáo (ví dụ: HÒA THƯỢNG THÍCH THANH A…).
(3) Họ và tên khai sinh: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong Giấy khai sinh, bằng chữ in hoa (Ví dụ: NGUYỄN THỊ A).
(4) Quốc tịch: Ghi rõ “Chỉ có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và không trong thời gian thực hiện thủ tục xin gia nhập quốc tịch quốc gia khác”; trường hợp đang có cả quốc tịch nước khác hoặc đang làm thủ tục xin gia nhập quốc tịch nước khác thì ghi rõ thông tin về các quốc tịch đang có hoặc đang xin gia nhập.
(5) Nơi đăng ký khai sinh: Ghi tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh hoặc tương đương nơi đã cấp Giấy khai sinh hoặc nơi mình được sinh ra trong trường hợp không có Giấy khai sinh.
(6) Quê quán: Ghi nơi sinh của ông nội hay nơi sinh của cha; trường hợp cá biệt có thể ghi theo nơi sinh của mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ); ghi rõ tên hiện nay của xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).
(7) Nơi đăng ký thường trú: Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú ghi trên Sổ hộ khẩu;
(8) Nơi ở hiện nay: Ghi nơi cư trú thường xuyên, nếu trùng với nơi đăng ký thường trú thì ghi “Như trên”. Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ dân phố (làng, xóm, thôn, bản, ấp …), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).
(9) Số CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân: Ghi một trong các số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc số căn cước công dân; trường hợp là Công an nhân dân, sĩ quan Quân đội nhân dân thì ghi số giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
(10) Dân tộc: Ghi tên dân tộc gốc của bản thân theo Giấy khai sinh như: Kinh, Thái, Tày, Mường, Khmer….
(11) Tôn giáo: Ghi rõ tên tôn giáo (như Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo…) và chức sắc, chức việc trong tôn giáo (nếu có) (như Giám mục, Linh mục, Mục sư, Hòa thượng, Đại đức, Ni sư …). Trường hợp không theo tôn giáo nào thì ghi “không”.
(12) Trình độ giáo dục phổ thông: Ghi rõ lớp cao nhất đã học xong trong hệ đào tạo 10 năm hay 12 năm, học phổ thông hay bổ túc hoặc cấp học đã tốt nghiệp (Ví dụ: đã học hết lớp 9 phổ thông hệ 10 năm thì ghi là “9/10 phổ thông”, đã học xong lớp 12 phổ thông hệ 12 năm thì dù đã tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp trung học phổ thông thì đều ghi là “12/12/phổ thông”,…).
(13) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Ghi rõ đại học, cao đẳng hoặc trung cấp…, chuyên ngành gì thì viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp.
(14) Học vị: Ghi rõ học vị (nếu có) là Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ hoặc tương đương và chuyên ngành đào tạo.
(15) Học hàm: Ghi rõ danh hiệu được Nhà nước phong tặng như: Giáo sư, Phó giáo sư, Viện sĩ….
(16) Lý luận chính trị: Ghi rõ trình độ cao nhất theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân.
(17) Ngoại ngữ: Ghi rõ biết tiếng nước nào và khả năng sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ thì ghi đại học tiếng Anh, tiếng Pháp…; nếu học theo hệ bồi dưỡng thì viết là: Anh, Pháp… trình độ A, B, C, D theo văn bằng hoặc chứng nhận đã được cấp. Trường hợp có chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức quốc tế cấp còn thời hạn như: IELTS; TOEFL… hoặc khung B1, B2 châu Âu thì khai theo chứng chỉ được cấp. Trường hợp đã học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài thì khai theo văn bằng được cấp và ngôn ngữ theo học (Ví dụ: Thạc sĩ luật – Tiếng Anh…). Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào thì ghi rõ tên dân tộc đó.
(18) Nghề nghiệp hiện nay: Ghi rõ nghề nghiệp đang làm.
(19) Chức vụ: Ghi rõ chức vụ chính quyền, hàm cấp (lực lượng vũ trang, ngoại giao…); chức vụ trong Đảng, đoàn thể đang đảm nhiệm.
(20) Nơi công tác: Ghi rõ nơi đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì ghi nơi công tác hoặc làm việc thường xuyên (nơi làm việc chính).
(21) Nếu là Đảng viên thì ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào Đảng, ngày chính thức (như trong
(22) Ghi rõ là thành viên của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nào; đang giữ chức vụ gì trong tổ chức (nếu có).
(23) Ghi tình hình sức khỏe bản thân hiện nay: tốt, trung bình, kém.
(24) Chỉ khai những hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua cao nhất trong từng loại đối với cá nhân và viết rõ tên, hạng, được tặng năm nào (Ví dụ: được tặng Huân chương lao động hạng 2, 3 thì chỉ ghi Huân chương lao động hạng 2; được tặng Huân chương độc lập hạng 1, 2, 3 thì chỉ ghi được Huân chương độc lập hạng 1… hoặc danh hiệu được phong tặng: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, Chiến sĩ thi đua toàn quốc…).
(25) Các hình thức kỷ luật, xử lý vi phạm đã bị áp dụng (Đảng, chính quyền, đoàn thể) gồm có:
– Kỷ luật về Đảng: khai trừ, cách chức, cảnh cáo, khiển trách theo quy định của Đảng.
– Kỷ luật hành chính: các biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức,
– Xử lý vi phạm hành chính: các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của
– Xử lý hình sự: các hình phạt chính và hình phạt bổ sung theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp đã bị kỷ luật về Đảng, kỷ luật hành chính, xử lý hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử thì ghi rõ tên cơ quan ra quyết định, thời gian ra quyết định, lý do bị kỷ luật, xử lý và hình thức, thời hạn xử lý.
Trường hợp bị kết án về hình sự mà chưa được xóa án tích thì ghi rõ số bản án, quyết định của
Nếu không có hoặc đã bị xử lý nhưng không thuộc các trường hợp kể trên thì ghi “Không bị kỷ luật, không có án tích”.
(26) Ghi đầy đủ thông tin về những người thân thích (gồm cha mẹ đẻ,
Như bài viết trên, Thì người ứng cử có thể tự hoàn thiện được bản sơ yếu lý lịch của bản thân một cách chính xác và đầy đủ nhất để nộp cùng hồ sơ tham gia úng cử vào đại biểu hội đồng nhân dân.