Trên cơ sở pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản này, thì tổ chức, cá nhân phải tiến hành đề nghị xác nhận nguồn gốc loại thủy sản, trong đó, chủ thể phải chuẩn bị "Sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm"
Mục lục bài viết
- 1 1. Sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là gì?
- 2 2. Mẫu sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm:
- 3 3. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng:
1. Sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là gì?
Theo giải thích của Luật Thủy sản, Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là loài thủy sản có phần lớn hay cả vòng đời sống trong môi trường nước, có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. (Khoản 7 Điều 3)
Pháp luật nước ta cho phép tổ chức, cá nhân được nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và pháp luật Việt Nam. Như vậy, mẫu sổ theo dỗi này chỉ áp dụng đối với loại thùy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục Công ước quốc tế trên mà không dành cho các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khác.
Sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là văn bản do tổ chức, cá nhân (là chủ cơ sở nuôi) lập nhằm chú ý quan sát quá trình nuôi sinh trưởng/nuôi sinh sản/trồng cấy nhân tạo và phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng.
Sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng. Đây là căn cứ để chứng minh quá trình nuôi thủy sản của cá nhân, tổ chức là có cơ sở, có hiệu quả, là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh đánh giá, xem xét và xác nhận nguồn gốc thủy sản. Sổ theo dõi còn là căn cứ để thay đổi những điều kiện thích hợp hơn với loài thủy sản, từng giống cụ thể.
Sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là căn cứ để phân biệt với hoạt động xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên.
Thực tế, quy định về sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm chỉ mang tư cách dưới dạng thủ tục, không được quy định rõ hơn hoặc cụ thể hơn, việc áp dụng quy định trong trường hợp liên quan đến sổ theo dõi yêu cầu cá nhân, tổ chức buộc phải chuẩn bị trong quá trình đề nghị xác định nguồn góc thủy sản…có nguồn gốc từ nuôi trồng, mà nếu thiếu nó thì chủ cơ sở nuôi sẽ không được cấp Giấy xác nhận nguồn gốc.
2. Mẫu sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm:
Mẫu sổ theo dõi nuôi sinh trưởng, sinh sản loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm được ban hành theo mẫu số 33.NT, ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP:
SỔ THEO DÕI NUÔI SINH TRƯỞNG, SINH SẢN,
TRỒNG CẤY NHÂN TẠO LOÀI THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
1. Họ và tên của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi: ………
2. Địa chỉ (gồm địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi và địa điểm nuôi):……………..
3. Tên tiếng phổ thông của loài nuôi: …………….
4. Tên khoa học của loài nuôi: ………………..
5. Hình thức nuôi: Nuôi sinh trưởng/nuôi sinh sản/trồng cấy nhân tạo
6. Mã số cơ sở nuôi: ……
7. Thông tin nuôi sinh trưởng (áp dụng đối với trường hợp nuôi sinh trưởng)
Ngày | Tổng số cá thể nuôi | Số lượng con giống | Số lượng cá thể nuôi thương phẩm | Nhập cơ sở mua, sinh sản …vv) | Xuất cơ sở (bán, cho tặng, chết…) | Ghi chú | Xác nhận của Cơ quan quản lý thủy sản | |||||||||
Tổng | Đực | Cái | Không xác định | Đực | Cái | Không xác định | Đực | Cái | Không xác định | Đực | Cái | Không xác định | ||||
1 | 2 = 3+4+5 | 3 = 7+10-13 | 4 = 8+11-14 | 5 = 6+9+12-15 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
– Số liệu tại sổ cơ sở nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng.
– Cột 17, cán bộ của Cơ quan cấp mã số ký xác nhận khi kiểm tra các cơ sở nuôi động vật hoang dã.
8. Thông tin nuôi sinh sản (áp dụng đối với trường hợp động vật sinh sản bằng hình thức đẻ trứng).
TT | Ngày (lấy trứng khỏi tổ/ ấp trứng/ con non nở, chết…) | Số cá thể bố mẹ | Số lượng trứng | Số lượng trứng được đưa vào ấp | Số con non nở | Số con con bị chết | Số con non còn sống | Số con con cộng dồn theo thời gian | Số con non tách khỏi khu nuôi nhốt (tách đàn) | Số con non còn lại | Ghi chú | Xác nhận của cơ quan quản lý thủy sản | |
Đực | Cái | ||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9=7-8 | 10 | 11 | 12=10-11 | 13 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
– Sổ theo dõi sinh sản của động vật hoang dã được lập riêng cho từng loài.
– Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng hoặc kết thúc đợt sinh sản của động vật.
– Số cá thể tách khỏi khu nuôi nhốt con non được hiểu là khi chủ nuôi bán con giống hoặc con non được gia nhập đàn với các cá thể trưởng thành.
9. Thông tin nuôi sinh sản (áp dụng đối với trường hợp động vật sinh sản bằng hình thức đẻ con)
TT | Ngày (đẻ, chết …) | Số cá thể bố mẹ | Số con non nở | Số con con bị chết | Số con non còn sống | Số con con cộng dồn theo thời gian | Số con non tách khỏi khu nuôi nhốt (tách đàn) | Số con non còn lại | Ghi chú | Xác nhận của cơ quan quản lý thủy sản | |
Đực | Cái | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 7 | 8 | 9=7-8 | 10 | 11 | 12=10-11 | 13 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
– Sổ theo dõi sinh sản của động vật hoang dã được lập riêng cho từng loài.
– Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng.
– Số cá thể tách khỏi khu nuôi nhốt con non được hiểu là khi chủ nuôi bán con giống hoặc con non được gia nhập đàn với các cá thể trưởng thành.
10. Thông tin trồng cấy nhân tạo (áp dụng đối với trường hợp trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm)
Ngày | Số lượng cây/con giống | Số lượng cây/con trong bình vô trùng | Số lượng cây/con còn non | Số cây/con trưởng thành | Bổ sung (mua hoặc các cách khác) | Chuyển giao (bán hoặc các cách khác) | Ghi chú | ||
Ghi chú:
Số lượng cây/con giống: Ghi rõ số lượng cây/con giống ban đầu và nguồn gốc số cây giống đó.
Số lượng cây/con trong bình nghiệm: Ghi chép số lượng cây cấy mô nhân giống trong bình vô trùng.
Cây non: Ghi chép số lượng cây/con được đưa ra nuôi trồng. Để có được con số này, ta có thể lấy tổng số cây/con được lấy ra từ bình vô trùng nuôi trồng thành công trong 1 tháng đầu.
Cây/con trưởng thành: Ghi chép số lượng cây/con sống được trong 6 tháng đầu và tiếp tục được nuôi lớn cho đến khi ra sản phẩm xuất bán hoặc tiếp tục một chu kỳ tiếp theo.
Bổ sung: Cột này được sử dụng để ghi chép số cây/con có được do mua từ các cơ sở khác, nhập khẩu. Ngày tiến hành bổ sung số cây/con cũng phải được ghi chép. Cây/con nhập khẩu phải ghi chú nước xuất xứ và số giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu ở cột ghi chú.
Chuyển giao: Cột này được dùng để ghi chép số cây/con xuất khẩu hay bán đi. Cũng cần ghi chép lại ngày những cây/con đó được xuất khẩu hoặc bán đi. Khi xuất khẩu hoặc bán cho các cơ sở nuôi trồng khác thì ghi lại số giấy phép CITES xuất khẩu/giấy phép vận chuyển đặc biệt nếu có ở cột ghi chú.
Ghi chú: Sử dụng cột này để ghi chép những chi tiết về việc khai thác cây/con giống tự nhiên, bổ sung hoặc chuyển giao (ví dụ số giấy phép khai thác, số giấy phép vận chuyển, điểm đến của lô hàng được bán hay xuất khẩu, nguồn thực vật được bổ sung vào cơ sở, …..)
Phải ghi chép vào sổ khi:
(1) bổ sung thêm vào cơ sở trồng cấy nhân tạo
(2) cây/con được trồng cấy nhân tạo tại cơ sở bị chết hoặc bán đi; và
(3) chuyển cây/con một hạng tuổi sang hạng tuổi khác hoặc giai đoạn này sang giai đoạn khác (ví dụ chuyển cây từ bình vô trùng sang cây non)
Ghi chú: Dành cho chủ cơ sở trồng cây nhân tạo, Cơ quan cấp chứng nhận cơ sở cần lưu để theo dõi
3. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng:
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng như sau:
3.1. Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:
Hồ sơ xác nhận bao gồm các nội dung sau đây:
1) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2) Giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ tự nhiên đối với trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
3) Tài liệu chứng minh cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật trong trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
4) Tài liệu nhập khẩu mẫu vật đối với trường hợp sử dụng mẫu vật có nguồn gốc từ nhập khẩu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;
5) Sổ theo dõi quá trình nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Mẫu số 33.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. (Xem tại mục 2.)
3.2. Trình tự thực hiện:
– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản (nếu cần) và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 34.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Cơ sở pháp lý:
Luật Thủy sản năm 2017
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.