Lập sổ quản lý dịch vụ cầm đồ là việc cần làm của các chủ kinh doanh dịch vụ cầm đồ, giúp quản lý quá trình kinh doanh một cách hiệu quả. Dưới đây là mẫu sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi mở một tiệm kinh doanh dịch vụ cầm đồ, một trong những điều cần thiết mà chủ tiệm cầm đồ cần phải đặc biệt quan tâm đó chính là lập sổ quản lý dịch vụ cầm đồ. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về mẫu sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Tuy nhiên, đây là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng để quản lý quá trình kinh doanh dịch vụ cầm đồ một cách có hiệu quả. Nói một cách dễ hiểu hơn là khi khách hàng đến cầm đồ tại cửa hàng cầm đồ, chủ tiệm cầm đồ không thể nào kiểm soát hết được tất cả các thông tin của khách hàng, khi đó chủ tiệm cầm đồ cần phải ghi tất cả các thông tin đó lại vào một quyển sổ quản lý, sắp xếp một cách cẩn thận và khoa học. Sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ có vai trò giống như sổ theo dõi khách hàng, giúp cho chủ tiệm cầm đồ theo dõi thông tin khách hàng cùng với các thông tin hợp đồng đã đăng ký, ngày tháng đóng lãi, ngày hết hạn hợp đồng của khách hàng. Có thể soạn sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo mẫu như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỔ QUẢN LÝ
KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ
Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ: …
Địa chỉ của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ: …
Quyển số: …
Từ ngày: … Đến ngày: …
Số thứ tự | Họ và tên khách hàng | Hợp đồng cầm đồ số | Dòng tiền thu chi |
(1) | (2) | (3) | (4) |
1 | … | … | … VNĐ |
2 | … | … | … VNĐ |
3 | … | … | .. VNĐ |
… |
|
|
|
2. Các mục cần phải có trong sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
Sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ là loại tài liệu, văn bản ghi chép lại toàn bộ thông tin khách hàng, hợp đồng vay, các khoản thu, các khoản chi của cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ, danh sách các loại tài sản cầm cố tại cửa hàng. Từ quyển sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ, chủ tiệm cầm đồ sẽ dễ dàng theo dõi được thông tin của khách hàng cùng với các hợp đồng đã ký kết, ngày tháng đóng lãi, ngày tháng hết hạn hợp đồng của khách hàng. Vì vậy, lập sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong quá trình lập sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cần phải có các mục cơ bản như sau:
– Hợp đồng cầm đồ. Hợp đồng cầm đồ được lưu giữ dưới nhiều hình thức khác nhau, đó có thể là dạng bản gốc hoặc dạng bản sau có thực hiện thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với bản gốc thì sẽ được bảo quản trong các tệp hồ sơ đánh dấu theo ngày, tháng, năm giúp cho quá trình tìm kiếm trở nên đơn giản và dễ dàng hơn;
– Dòng tiền thu, chi. Dòng tiền cũng được xem là mục cần phải có trong quá trình lập sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ, mục này nhằm mục đích kiểm soát chính xác và chi tiết hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
– Quản lý nhân viên. Đa phần các cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện đại sẽ có một lượng nhân viên nhất định, vì vậy quá trình quản lý nhân viên đóng vai trò vô cùng cần thiết. Có rất nhiều trường hợp, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có xảy ra hiện tượng thất thoát nhiều tiền bạc do sự cẩu thả, điền sai thông tin của nhân viên;
– Thống kê theo từng tháng. Để có thể nắm bắt chính xác về các hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, trong quá trình lập sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần phải ghi rõ thống kê theo từng tháng, từng quý, từng năm. Dữ liệu này sẽ giúp cho chủ tiệm cầm đồ dễ dàng so sánh và nhận biết đâu là quãng thời gian mà khách hàng cần tiền nhiều nhất để có thể đưa ra phương án và giải pháp phù hợp.
3. Các hình thức sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay:
Trên thực tế hiện nay, có nhiều hình thức lập sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Mỗi phương thức sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Có thể kể đến một số phương pháp lập sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay như sau:
Thứ nhất, sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo cách thức truyền thống. Đa phần các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay có quy mô nhỏ sẽ lập sổ quản lý kinh doanh theo cách truyền thống. Có nghĩa là tất cả các thông tin đều được ghi chép bằng tay vào sổ. Cách thức này có nhiều nhược điểm như sau:
– Chỉ thích hợp đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, lượng khách hàng ít;
– Tốn kém thời gian nhập dữ liệu, dễ dàng xảy ra sai sót, khó sửa chữa khi có thông tin sai lệch;
– Rà soát thông tin lâu;
– Khó khăn trong quá trình quản lý, đồng bộ dữ liệu.
Thứ hai, lập sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ trên Excel. Việc sử dụng Excel để làm sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay đang được rất nhiều người lựa chọn bởi độ tiện dụng của nó. Cách thức thực hiện này sẽ giúp đơn giản và chính xác hơn trong quá trình quản lý các thông tin. Tất cả các thao tác được thực hiện trên máy tính, hạn chế tối đa các khó khăn, tạo ra sự khoa học, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, đây là phương thức không được ưa chuộng đối với những người thiếu kiến thức về Excel.
Thứ ba, sử dụng các phần mềm cầm đồ chuyên nghiệp. Phương thức này cũng đang được nhiều người sử dụng bởi độ tiện dụng, hiệu quả, chính xác và siêu nhanh, kèm theo các tiện lợi mà nó đem lại. Được tạo ra bởi các đội ngũ chuyên nghiệp vì vậy nó có đầy đủ tính năng cần thiết trong quá trình lập sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Tuy nhiên, đây là phương thức mất phí khi sử dụng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
– Nghị định 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.