Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái.
Mục lục bài viết
1. Mẫu sổ Nhật ký chung theo thông tư 200:
Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 200 là mẫu số S03a-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng đối với:
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
– Ấn vào liên kết sau để tải mẫu sổ nhật ký chung: Tải về sổ nhật ký chung
Đơn vị:……………. Mẫu số S03a-DN
Địa chỉ:………….. (Ban hành theo
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm…
Đơn vị tính:…………..
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Đã ghi Sổ Cái | STT dòng | Số hiệu TK đối ứng | Số phát sinh | ||
Số hiệu | Ngày, tháng | Nợ | Có | |||||
A | B | C | D | E | G | H | 1 | 2 |
Số trang trước chuyển sang | ||||||||
Cộng chuyển sang trang sau | X | x | x |
– Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …
– Ngày mở sổ:…
Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2. Mẫu sổ nhật ký chung (đã viết sẵn):
– Ấn vào liên kết sau để tải mẫu sổ nhật ký chung: Tải về sổ nhật ký chung
Đơn vị: ….. Mẫu số S03a-DN
Địa chỉ:….. (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2017
Đơn vị tính: Đồng
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Đã ghi Sổ Cái | STT dòng | Số hiệu TK đối ứng | Số phát sinh | Số tiền phát sinh | ||
Số hiệu | Ngày, tháng | Nợ | Có | ||||||
A | B | C | D | E | G | H | 1 | 2 | |
01/01/2017 | PT01 | 01/01/2017 | Góp vốn cổ phần | 1 | 1111 | 4111 | 2,000,000,000 | ||
02/01/2017 | BC01 | 02/01/2017 | Góp vốn cổ phần | 1 | 1121 | 4111 | 3,500,000,000 | ||
03/01/2017 | 0012508 | 03/01/2017 | Mua thiết bị văn phòng
| 1 | 2422 | 331TL | 27,000,000 | ||
03/01/2017 | 0012508 | 03/01/2017 | Mua thiết bị văn phòng
| 2
| 1331 | 331TL | 2,700,000 | ||
Cộng | 2,842,162,400 |
– Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …
– Ngày mở sổ: …../…../…..
….., ngày ….. tháng …. năm……..
Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Lưu ý khi làm sổ nhật ký chung:
Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:
– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
– Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
– Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.
– Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.
– Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung
– Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
– Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.
– Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.
Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó.
4. Cách ghi sổ nhật ký chung theo Thông tư 200:
a) Nội dung:
– Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.
b) Kết cấu và phương pháp ghi sổ: Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:
– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
– Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
– Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.
– Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.
– Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung
– Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh.
Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
– Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.
– Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có. Cuối trang sổ, cộng số phát sinh lũy kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung.
Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó.
Các sổ Nhật ký đặc biệt là một phần của sổ Nhật ký chung nên phương pháp ghi chép tương tự như sổ Nhật ký chung.
Song để tránh sự trùng lặp các nghiệp vụ đã ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ Nhật ký chung. Trường hợp này, căn cứ để ghi Sổ Cái là Sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt.
5. Cách ghi sổ nhật ký chung theo Thông tư 133:
Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 133 là mẫu số S03a-DN ban hành kèm theo
+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:
– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
– Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
– Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.
– Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.
– Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung
– Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
– Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.
– Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.
Cuối trang sổ, cộng số phát sinh lũy kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó.
Các sổ Nhật ký đặc biệt là một phần của sổ Nhật ký chung nên phương pháp ghi chép tương tự như sổ Nhật ký chung. Song để tránh sự trùng lặp các nghiệp vụ đã ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ Nhật ký chung. Trường hợp này, căn cứ để ghi Sổ Cái là Sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt.