Luật Hộ tịch cũng quy định rõ về thẩm quyền và thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con. Trong đó, để lưu giữ lại thông tin về sự kiện đăng ký nhận cha mẹ con thì cơ quan có thẩm quyền phải ghi vào sổ hộ tịch hay sổ đăng ký nhận cha mẹ con sự kiện pháp lý này.
Mục lục bài viết
1. Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con là gì?
Dưới góc độ sinh học-xã hội, xác định cha mẹ con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ.
Dưới góc độ pháp lý, bản chất của xác định cha, mẹ, con là xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật giữa ca-con, mẹ- con, là cơ sở cho việc xác định và thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Việc xác định cha, mẹ, con phải tuân theo các quy định của pháp luật về căn cứ xác định, trình tự, thủ tục thực hiện và cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con:
Việc xác định được cha, ẹm cho con sẽ đảm bảo cho trẻ em có một mái ấm đầy đủ, có cả cha và mẹ, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, đồng thời cũng gắn trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ của con cái.
Việc xác định cha mẹ cho con một cách chính xác cũng góp phần xóa bỏ tư tưởng lạc hậu, kỳ thị với trẻ em được sinh ra ngoài cuộc hôn nhân, đảm bảo mọi đứa trẻ đều được bình đẳng với nhau, không phân biệt con trong giá thú hay ngoài giá thú.
Việc xác định cha mẹ con là sự xác thực có sự thừa nhận của luật pháp, qua đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định trong pháp luật Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế.
Đăng ký nhận cha, mẹ con là hoạt động của cá nhân thực hiện tại cơ quan hành chính nhà nước nhằm yêu cầu cơ quan này công nhận quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục được quy định Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn.
Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện nhận cha, mẹ, con.
Nghĩa vụ lập sổ đăng ký nhận, cha, mẹ, con của cơ quan đăng ký hộ tịch được ghi nhận tại Điều 3,
Nếu như trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp cho người yêu cầu thì sổ dắng ký nhận cha, mẹ, con là số giấy được cơ quan thẩm quyền lưu giữ, đây dường như là văn bản có giá trị chứng minh sự kiện nhận cha, mẹ, con khi cần có sự đối chứng, đây cũng là cơ sở để nhà nước quản lý công dân, quản lý hộ tịch trong mối quan hệ cộng đồng tại xã, phường, thị trấn. Sổ đăng ký nhận cha mẹ con còn là cơ sở để cấp bản sao trích lục đăng ký nhận, cha, mẹ con, nội dung bản sao trích lục được ghi đúng theo thông tin trong Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Thẩm quyền: Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự (sau đây gọi chung là công chức làm công tác hộ tịch) phải tự ghi vào Sổ đăng ký nhận, cha, mẹ con. Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết bằng loại mực tốt, cùng một màu; không dùng các màu mực khác nhau; không dùng mực đỏ.
Ngày mở sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con là ngày đăng ký sự kiện nhận cha, mẹ con đầu tiên của sổ. Ngày khoá sổ trong trường hợp hết sổ mà chưa hết năm là ngày đăng ký nhận cha mẹ con cuối cùng của sổ; trường hợp hết năm mà chưa dùng hết sổ thì khóa sổ vào ngày 31 tháng 12 của năm đó. Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con phải được đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối cùng ngay từ khi mở sổ. Sổ được ghi liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống. Các cột, mục trong Sổ đăng ký nhận cha mẹ con, giấy tờ hộ tịch phải được ghi đầy đủ, chính xác theo đúng hướng dẫn trong Sổ đăng ký và quy định của pháp luật; ngày, tháng, năm được ghi theo dương lịch.
Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con được giữ gìn, bảo quản, lưu trữ vĩnh viễn để sử dụng, phục vụ nhu cầu của nhân dân và hoạt động quản lý nhà nước.
2. Mẫu sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con:
BÌA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ TƯ PHÁP
SỔ
ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Cơ quan đăng ký hộ tịch (1)….
Quyển số (2): …
Mở ngày: (3)…… tháng ……..năm……
Khóa ngày: (4)…….tháng …….năm……..
Số(5):……. Ngày, tháng, năm đăng ký: ……/……/……
Phần ghi về người nhận/được nhận là cha/mẹ Họ, chữ đệm, tên: …………..………………..…. Ngày tháng năm sinh: …..…… Giới tính:…………….. Dân tộc: …………. Quốc tịch: ………..…… Giấy tờ tùy thân: ………. Nơi cư trú: …… Phần ghi về người con: Họ, chữ đệm, tên: …… Ngày tháng năm sinh: ….. Giới tính:…………….. Dân tộc: …………. Quốc tịch: ………..…… Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: ………….. Nơi cư trú: …………..… Phần ghi về người đi đăng ký nhận cha, mẹ, con: Họ, chữ đệm, tên: ……… Giấy tờ tùy thân: ………………… Quan hệ với người nhận cha, mẹ, con: ……..……………..…. Họ, chữ đệm, tên, chức vụ của người ký Trích lục: ……………………..…. Người đi đăng ký Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
| Con nhận cha, mẹ: Cha, mẹ nhận con: Ghi vào Sổ hộ tịch
Ghi chú(6) …….……………….. …….……………….. …….……………….. …….……
|
3. Hướng dẫn mẫu sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con:
1. Tên cơ quan đăng ký hộ tịch (1) phải ghi rõ tại trang bìa của sổ:
– Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con của Ủy ban nhân dân cấp xã thì ghi đủ 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh);
– Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì ghi đủ 02 cấp hành chính (huyện, tỉnh);
– Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện Việt Nam.
2. Mục quyển số (2) ghi số thứ tự của Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con trong năm; ngày mở sổ (3) là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch đầu tiên của sổ; ngày khóa sổ (4) là ngày đăng ký sự kiện hộ tịch cuối cùng của sổ; trường hợp chưa hết sổ mà hết năm thì ngày khoá sổ là ngày 31 tháng 12.
3. Số đăng ký (5) là số thứ tự và năm đăng ký (ví dụ: số 01/2020), được ghi liên tục từ số 01 đến hết năm, không được để trùng số đăng ký.
Số ghi trong Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con là số ghi tại đầu trang Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con về việc nhận cha, mẹ, con đó.
4. Sổ phải viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ ngay tại thời điểm mở sổ.
5. Công chức làm công tác hộ tịch phải tự mình ghi vào sổ, nội dung ghi phải chính xác, theo đúng nội dung hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết bằng loại mực tốt, cùng một màu; không dùng các màu mực khác nhau; không dùng mực đỏ.
6. Họ, chữ đệm, tên của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con phải viết bằng chữ in hoa, có dấu.
Ngày, tháng, năm xác định theo dương lịch.
Địa danh ghi theo 3 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh).
7. Cột bên phải, tùy theo loại việc thực hiện, cần đánh dấu vào ô tương ứng:
Con nhận cha, mẹ; Cha, mẹ nhận con; Ghi vào Sổ hộ tịch việc nhận/xác định cha, mẹ, con.
8. Mục “Ghi chú” (6) để ghi thông tin trong trường hợp ghi vào Sổ hộ tịch việc nhận/xác định cha, mẹ, con đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ghi rõ số, tên văn bản xác nhận quan hệ cha, mẹ, con, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tên quốc gia cấp văn bản xác nhận); thông tin sửa chữa trong trường hợp có sai sót khi ghi sổ.
9. Trường hợp có sai sót do ghi sổ, thì công chức làm công tác hộ tịch phải trực tiếp gạch bỏ phần sai sót, không được tẩy, xóa để viết lại, không chữa đè lên chữ cũ; nội dung sửa chữa được ghi vào mục “Ghi chú (6)”, công chức làm công tác hộ tịch phải ghi rõ, ngày, tháng, năm sửa chữa, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch duyệt, đóng dấu vào nội dung sửa chữa.
10. Năm đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12.
Hết năm đăng ký phải thực hiện khóa sổ, thống kê tổng số sổ đã sử dụng, tổng số sự kiện nhận cha, mẹ, con đã đăng ký trong năm, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch.
Cơ sở pháp lý: