Có rất nhiều các biểu mẫu được bản hành để đảm bảo quá trình khai thuế được diễn ra chính xác và thuận lợi. Bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng là một trong số đó. Vậy, bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng là gì?
Hiện nay, thuế giá trị gia tăng được coi là phương pháp thu tiên bộ nhất và được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn của các chính sách thuế. Việc thu thuế giá trị gia tăng đã tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước một cách đơn giản, trung lập và tránh gây ra những tranh chấp. Việc kê khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng hoặc quý là việc làm cần thiết và bắt buộc của các kế toán doanh nghiệp. Trong quá trình này đã có nhiều biểu mẫu được ban hành. Bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng có những vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn và được sử dụng khá phổ biến trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế.
Bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 02A/GTGT được sử dụng trong trường hợp các chỉ thể không may kê khai sai hóa đơn trên tờ khai thuế giá trị gia tăng. Mẫu bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng sẽ phản ánh các số kê khai điều chỉnh vào Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT về việc điều chỉnh tăng hoặc giảm thuế. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản thì đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng và phải chịu tính chính xác về nội dung của bản giải trình.
2. Bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng:
Bản giải trình tờ khai thuế GTGT
(Kèm theo Tờ khai thuế GTGT tháng ….. năm …..)
Tên cơ sở kinh doanh:……
Mã số thuế:……
I. Giải trình các chỉ tiêu điều chỉnh trên tờ khai:
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
STT | Chỉ tiêu điều chỉnh | Mã chỉ tiêu trên tờ khai | Kỳ kê khai đề nghị điều chỉnh | Số liệu đã kê khai | Số liệu đề nghị điều chỉnh | Số kê khai điều chỉnh kỳ này | Lý do điều chỉnh | |
Giá trị HHDV | Thuế GTGT | |||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
1 | Hàng hoá dịch vụ mua vào | |||||||
1.1 | Điều chỉnh tăng | |||||||
1.2 | Điều chỉnh giảm | |||||||
2 | Hàng hoá dịch vụ bán ra | |||||||
2.1 | Điều chỉnh tăng | |||||||
2.2 | Điều chỉnh giảm | |||||||
II. Các trường hợp điều chỉnh khác:
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai.
Ngày….. tháng …… năm…..
Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng:
– Ghi đầy đủ thông tin về cơ sở kinh doanh và mã số thuế.
– Số liệu tại dòng 1.1 cột (7), (8) bảng này được ghi tương ứng với chỉ tiêu mã số [18], [19] trên Tờ khai thuế GTGT.
– Số liệu tại dòng 1.2 cột (7), (8) bảng này được ghi tương ứng với chỉ tiêu mã số [20], [21] trên Tờ khai thuế GTGT.
– Số liệu tại dòng 2.1 cột (7), (8) bảng này được ghi tương ứng với chỉ tiêu mã số [34], [35] trên Tờ khai thuế GTGT..
– Số liệu tại dòng 2.2 cột (7), (8) bảng này được ghi tương ứng với chỉ tiêu mã số [36], [37] trên Tờ khai thuế GTGT.
– Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để bản giải trình tờ khai thuế giá trị gia tăng.
4. Một số quy định về thuế giá trị gia tăng:
4.1. Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng được hiểu là một loại thuế gián thu và được tính dựa trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa hay dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo đúng quy định của pháp luật hiện hành thì thuế giá trị gia tăng sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo ở mức độ tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ.
Căn cứ vào Điều 44, Luật Quản lý thuế của Quốc hội đã quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng sẽ được áp dụng vào ngày thứ 20 của tháng liền kề sau với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời hạn các doanh nghiệp phải hoàn thành khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng các tháng muộn nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo.
4.2. Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng:
Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành liên quan.
4.3. Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng:
Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật hiện hành là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
– Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo
– Các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
– Doanh nghiệp tư nhân là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
– Công ty cổ phần là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
– Hợp tác xã là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
– Tổ hợp tác là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm những chủ thể là người có kinh doanh độc lập, hộ gia đình, cá nhân hợp tác với nhau để cùng sản xuất kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh.
4.4. Đối tượng phải khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý:
Đối tượng phải khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo tháng:
Hiện nay, theo đúng quy định pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp đang có mức doanh thu năm trước liền kề đạt trên 50 tỷ, hoạt động được khoảng một năm trở lên, sẽ bắt buộc phải áp dụng khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Cũng cần lưu ý rằng: các đơn vị kinh doanh khi nộp thu giá trị gia tăng theo tháng thì cũng phải khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng.
Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý:
\Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng
trở xuống.
Đối với trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
4.5. Quy định tờ khai thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để việc khai thuế đơn giản, hợp pháp, người khai thuế phải dùng đúng loại tờ khai phù hợp. Như vậy, các đơn vị kinh doanh áp dụng phương pháp khai thuế giá trị gia tăng khác nhau sẽ sử dụng tờ khai không giống nhau. Cụ thể như sau:
– Các doanh nghiệp sử dụng khai thuế theo phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng Tờ khai thuế giá trị gia tăng Mẫu số 01/GTGT.
– Các doanh nghiệp sử dụng khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì sẽ sử dụng tờ khai thuế giá trị gia tăng Mẫu số 04/GTGT.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu phải phải lựa chọn đúng phương pháp kê khai theo đúng quy định pháp luật. Theo đó:
– Đối với các doanh nghiệp có doanh thu một tỷ trở lên bắt buộc phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới một tỷ nếu muốn vẫn có thể đăng ký để được kê khai theo phương pháp này.
– Đối với các doanh nghiệp có doanh thu dưới một tỷ sẽ kê khai theo phương pháp trực tiếp, trừ những doanh nghiệp đăng ký tự nguyên theo phương pháp khấu trừ.