Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ, làm biểu mẫu chung được sử dụng cho các Tòa án trong cả nước. Vậy, Mẫu quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ có nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ là gì?
Trong Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học của của Trường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: “Chứng cứ là cái có thật, được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng theo trình tự do pháp luật quy định Toà án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.”
Dưới góc độ pháp lý, Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự quy định rằng: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Tài liệu, chứng cứ ở đây phải chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ là văn bản do
Trách nhiệm cung cấp này được luật hóa thông qua quy định tại Điều 7
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nói riêng hay hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung thì bất kỳ một yêu cầu nào cũng buộc phải có văn bản nhằm mang tính bắt buộc, vì vậy, khi có yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải ra quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ.
Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và nếu từ chối thì phải có lí do chính đáng. Đây cũng là cơ sở để chứng minh tính hợp pháp, hợp lí trong quá trình tòa án giải quyết vụ án dân sự theo đúng thẩm quyền của mình.
Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định một cách cụ thể hơn về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Điều 7, theo đó, có hai trường hợp để đương sự yêu cầu:
Trường hợp 1: Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ, đương sự phải làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp; lý do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người có yêu cầu.
Trường hợp 2: Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu, chứng cứ cần thu thập; lý do mình không tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.
Việc tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ diễn ra trong 2 trường hợp: (1) khi có yêu cầu của đương sự hoặc (2) khi xét thấy cần thiết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
2. Mẫu số 12-DS: Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ:
TÒA ÁN NHÂN DÂN………..(1)
Số:……/……/QĐ-CCTLCC (2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…… tháng …… năm ……
QUYẾT ĐỊNH
YÊU CẦU CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….
Căn cứ vào Điều 97 và Điều 106 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Căn cứ hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số ../…/ TLST-…ngày….tháng….năm…
Về: (3)…….
Xét:(4)…….
Đối với:(5)……
là người (hoặc cơ quan, tổ chức) đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Yêu cầu:(6)……..
cung cấp cho Toà án tài liệu, chứng cứ:(7)…….
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, yêu cầu (8)……cung cấp cho Toà án tài liệu, chứng cứ nêu trên.
Trong trường hợp không cung cấp được tài liệu, chứng cứ thì phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết, trong đó ghi rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
– Đương sự;
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ;
– Lưu hồ sơ vụ án.
Thẩm phán
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số:02/…/QĐ-CCTLCC).
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Toà án đang giải quyết.
(4) Tùy trường hợp cụ thể mà ghi yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án thấy cần thiết. Trường hợp theo yêu cầu của đương sự thì ghi rõ tên, địa chỉ, tư cách đương sự của người có đơn yêu cầu (ví dụ: Xét đơn yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của ông Nguyễn Văn A – nguyên đơn trong vụ án, cư trú tại 261 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
(5) Ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức mà Toà án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ.
(6) và (8) Chỉ cần ghi họ tên của cá nhân hoặc tên của cơ quan, tổ chức mà Toà án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ.
(7) Ghi cụ thể tài liệu, chứng cứ mà Toà án yêu cầu cung cấp.
Cơ sở pháp lý:
Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự